04/02/2024 09:15 GMT+7

Một gia đình làm 15.000 bánh chưng trong 15 ngày

7 người thuộc 3 thế hệ trong gia đình bà Nguyễn Thị Lan ở phường Nghĩa Trung (TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) gói mỗi ngày khoảng 1.000 chiếc bánh chưng phục vụ thị trường Tết Giáp Thìn.

Mỗi người trong gia đình bà Lan phụ trách một việc để chung tay gói 15.000 bánh chưng phục vụ dịp Tết

Mỗi người trong gia đình bà Lan phụ trách một việc để chung tay gói 15.000 bánh chưng phục vụ dịp Tết

Buổi sáng, không khí làm bánh ở nhà bà Lan khá tất bật. Bà Lan, người nắm giữ "bí quyết gia truyền" trong công thức nêm nếm nhân bánh chưng, làm nhiệm vụ chuẩn bị thịt heo, cắt, trộn gia vị và chia tỉ lệ thịt nạc, mỡ trong mỗi nhân bánh.

Làm 15.000 bánh chưng trong 15 ngày

Anh Ngô Sĩ Nam (con trai bà Lan) vo nếp, để ráo và làm nhiệm vụ buộc lạt bánh chưng. Chị Ngô Thị Phượng (con gái bà Lan) ngồi xếp từng lớp lá dong cho từng chiếc bánh. Và nhiều thành viên khác trong gia đình cũng mỗi người mỗi việc. Không khí lúc nào cũng rộn ràng, hớn hở.

Theo bà Lan, năm 2004, gia đình bà rời quê hương Bắc Ninh đến lập nghiệp tại TP Gia Nghĩa, mang theo nghề nấu bánh chưng gia truyền. Năm 2007, bà bắt đầu gói bánh chưng bán trong các dịp lễ, Tết. Số lượng bánh tăng lên qua từng năm.

Bánh chưng của gia đình bà Lan được làm theo nhân truyền thống có thịt heo nửa nạc nửa mỡ, đậu xanh…

Bánh chưng của gia đình bà Lan được làm theo nhân truyền thống có thịt heo nửa nạc nửa mỡ, đậu xanh…

Năm nay, bà Lan dự kiến gói khoảng 15.000 chiếc bánh chưng phục vụ thị trường Tết. Để gói được số lượng bánh này, gia đình bà đã chuẩn bị 6 tấn nếp cái hoa vàng, đậu xanh, lạt buộc nhập từ quê vào. Bà đặt mua 1,5 tấn thịt heo, thu mua lá dong từ các vườn trên địa bàn thành phố để gói bánh.

"Sáng gói bánh, chiều đi cắt lá dong, tối chuẩn bị nguyên liệu, luộc bánh, sáng sớm giao bánh cho khách… Công việc đều đặn như thế từ 15 tháng chạp đến nay. Càng gần Tết số lượng bánh càng tăng lên" - bà Lan chia sẻ.

Từ 23 tháng chạp, mỗi ngày gia đình bà gói 1.000 cái bánh chưng trở lên. Dự kiến cao điểm từ 28 Tết gia đình này gói từ 2.000 đến 4.000 cái bánh chưng. 

"Lúc đó phải thuê thêm người làm các công đoạn phụ việc như cắt lá dong, xếp lá, thái thịt... Mọi người làm hết công suất mới kịp có bánh để giao cho khách. Tuy mệt nhưng rất vui", bà Lan cười tươi.

Bánh chưng Tết đi nhiều nơi

Theo các khách hàng của bà Lan tại TP Gia Nghĩa, bánh chưng của nhà bà Lan gói vo (không dùng khuôn), và không sử dụng khuôn, khi bánh luộc xong sẽ ép để bánh được chặt và bảo quản lâu. Thời tiết dịp Tết, bánh có thể để được khoảng 2 tuần.

Chị Ngô Thị Phượng cho biết hương vị thơm dịu của nếp cái hoa vàng, kết hợp với vị bùi của đậu xanh, vị thơm nồng của hồ tiêu Tây Nguyên làm cho bánh chưng rất đậm đà.

Ngoài các khách hàng tại Đắk Nông, bánh chưng của gia đình bà Lan còn được khách từ TP.HCM, Đà Lạt, Đà Nẵng đặt hàng rất nhiều.

Bánh chưng được sắp xếp ngay ngắn vào nồi trước khi nấu

Bánh chưng được sắp xếp ngay ngắn vào nồi trước khi nấu

Bánh được xếp lớp, ép trong khoảng 5 giờ, sau đó giao cho khách

Bánh được xếp lớp, ép trong khoảng 5 giờ, sau đó giao cho khách

 

Bí quyết gia truyền của làng làm bánh chưng "xanh như ngọc"Bí quyết gia truyền của làng làm bánh chưng 'xanh như ngọc'

Làng bánh chưng Đại An Khê nức tiếng cả nước vì vị bánh thơm ngon, đặc biệt là màu bánh xanh như ngọc bích vì bí quyết gia truyền.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên