21/10/2023 14:10 GMT+7

'Ma trận' bẫy chim mùa di cư tháo dỡ mãi không hết, bó tay?

Mặc dù lực lượng chức năng liên tục ra quân tháo dỡ “ma trận” bẫy chim nhưng chưa thể dẹp triệt để, dẹp chỗ này mọc ra chỗ khác.

Một lùm cây dùng để đơm, bẫy chim mùa di cư tại huyện Nghi Xuân - Ảnh: LÊ MINH

Một lùm cây dùng để đơm, bẫy chim mùa di cư tại huyện Nghi Xuân - Ảnh: LÊ MINH

Ngày 20-10, phóng viên có mặt tại một số xã ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) ghi nhận nạn bẫy chim vẫn đang tiếp diễn, công khai. Những chiếc bẫy "chết chóc" giấu dưới lùm cây, bụi rậm như ma trận đợi sẵn bẫy bắt đàn chim trời di cư qua.

Đơn cử như tại khu vực Lạch Kèn thuộc địa phận xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân), người dân sử dụng xốp làm cò giả đặt trên các lùm cây, phía dưới lạch dùng cành cây cắm xuống nước, ẩn bên trong những cành cây là vô số que nhạ (que tre tẩm nhựa dính).

Đàn chim trời di cư qua khu vực này sà xuống nghỉ ngơi hoặc tìm kiếm thức ăn dính những chiếc bẫy. Que nhạ tẩm đầy nhựa, chim càng vùng vẫy thì nhạ càng dính chặt vào lông không thể thoát ra được.

Dọc bờ biển xã Xuân Hội (huyện Nghi Xuân) cũng ghi nhận rất nhiều lùm cây rậm rạp được người dân sử dụng đặt bẫy chim trời. Những lùm cây này có thể quan sát bằng mắt thường từ xa bởi những con cò xốp được cắm dày đặc trên các ngọn cây.

Một số người dân cho biết sở dĩ nạn đánh bắt chim trời (chủ yếu là cò, cói) diễn ra nhiều nơi vì giá trị chim khá cao. Mỗi cặp cói bán dao động từ 75.000 - 80.000 đồng, cói chế biến được nhiều món ăn nên được nhiều người tìm mua.

Ông Trần Thanh Tường - hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Nghi Xuân, cho biết việc tuyên truyền, vận động, truy quét nạn bẫy bắt chim trời được đơn vị thực hiện thường xuyên, liên tục. Song, việc xử lý chưa thể triệt để mà chỉ có giảm hơn so với trước.

Theo thống kê của Hạt kiểm lâm huyện Nghi Xuân, sau nhiều tháng ra quân xử lý nạn đánh bắt chim trời, đơn vị này thu giữ 345 con cò mồi còn sống, 1.582 con chim giả bằng xốp, 5.445m2 lưới, 7.710 que nhạ, 4 máy phát tín hiệu và tháo dỡ 31 lùm, lán ẩn nấp.

Những con cò giả bằng xốp được tạo hình giống cò thật để dụ đàn chim trời bay đến dính bẫy - Ảnh: LÊ MINH

Những con cò giả bằng xốp được tạo hình giống cò thật để dụ đàn chim trời bay đến dính bẫy - Ảnh: LÊ MINH

Bẫy chim trời thường đặt ở các vị trí có ao, đầm nên mỗi khi lực lượng chức năng ra quân triệt phá nạn bẫy bắt chim trời thường khá vất vả - Ảnh: H.A.

Bẫy chim trời thường đặt ở các vị trí có ao, đầm nên mỗi khi lực lượng chức năng ra quân triệt phá nạn bẫy bắt chim trời thường khá vất vả - Ảnh: H.A.

Mặc dù thường xuyên ra quân xử lý nạn bẫy bắt chim trời nhưng tình trạng săn chim chưa thể xử lý triệt để và tái diễn trở lại - Ảnh: H.A.

Mặc dù thường xuyên ra quân xử lý nạn bẫy bắt chim trời nhưng tình trạng săn chim chưa thể xử lý triệt để và tái diễn trở lại - Ảnh: H.A.

Các dụng cụ bẫy bắt chim trời sau khi thu giữ được lực lượng chức năng tiêu hủy tại chỗ - Ảnh: H.A.

Các dụng cụ bẫy bắt chim trời sau khi thu giữ được lực lượng chức năng tiêu hủy tại chỗ - Ảnh: H.A.

Tháo dỡ các ‘ma trận’ bẫy chim trời mùa di cưTháo dỡ các ‘ma trận’ bẫy chim trời mùa di cư

Cứ vào tháng 9 hằng năm là mùa di cư của đàn chim trời, đây là thời điểm một số người dân các xã ven biển sử dụng "ma trận" bẫy để săn bắt các loài chim như cò, cói.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên