Thứ 3, ngày 19 tháng 1 năm 2021
Lối sống đẹp cho giới trẻ: Thấy cái xấu... bình thường?
TTO - Sau khi Nhịp sống trẻ đặt câu hỏi “Người trẻ sống... xấu đi?”, nhiều ý kiến gửi về diễn đàn bày tỏ sự băn khoăn cho cách sống hiện nay của người trẻ.

Nhiều trong số đó là những câu chuyện, ví dụ từ chính họ hay những người trẻ xung quanh.

Có lần đi trên đường, tôi thấy hai thanh niên đi xe máy quẹt vào ôtô, họ dựng xe chặn ngang đầu ôtô rồi chửi om sòm. Đang giờ cao điểm, khúc đường lúc đó kẹt cứng, nhưng họ vẫn đứng giữa đường cãi cọ rất lâu.
Tôi nghĩ rằng họ nên tấp vào lề để nói chuyện với nhau xem ai đúng ai sai và tìm cách khắc phục, bởi chửi bới nhau đâu có giải quyết được gì mà còn làm cho mọi chuyện tồi tệ hơn. Nhiều người hình như đang sống quá vội, thành ra họ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình.

Tôi nhớ lại một buổi tối đang chạy xe trên đường cùng người chị họ, đi qua cầu Ngã Tư Sở (Q.Đống Đa, Hà Nội) thì gặp một cô gái ngã xe giữa cầu do va chạm giao thông. Dòng xe vẫn hối hả, ai cũng cố gắng đi nhanh cho khỏi tắc đường. Thật sự nhiều người, đôi khi trong đó có tôi, chọn cách né tránh vì sợ và nghĩ mình không có phận sự gì với người gặp nạn trên đường.
Ai cũng nghĩ việc giúp đỡ người bị nạn đã có những người khác, lâu dần thành thói quen và không mảy may nghĩ rằng chính điều đó là vô cảm. Vô cảm khi người khác bị nạn, có thể có hai nguyên nhân: vô cảm thực sự và vô cảm là hệ quả của nỗi sợ.

Khi còn học phổ thông, tôi đã chứng kiến cảnh tượng một bạn nữ trong lớp hùng hổ đánh bạn, tát tới tấp một bạn nữ khác trong lớp khiến bạn này va đầu vào tường. Tôi cũng từng chứng kiến cảnh thanh niên cự cãi và thách thức nhau ngoài phố chỉ vì va chạm nhỏ.
Được gì nếu mình mắng người ta mấy câu cho hả dạ? Được gì khi mình đấm đá người ta vài cái, đâm người ta mấy nhát?
Nhiều người đặt lợi ích của chính bản thân lên cao hơn lợi ích của người khác, sẵn sàng nói những lời gây tổn thương người khác, thoải mái bình luận, chửi bới, bấm nút chia sẻ bài viết kêu gọi tẩy chay một người mà họ không hề quen biết, không quan tâm đến câu chuyện, sự thật đằng sau...

Có lần gặp một người nói rằng đi chữa bệnh hết tiền về quê, tôi lấy tiền ra cho. Nhưng người khác cho tôi biết họ cũng gặp người đó ở một bệnh viện khác; rồi tôi đọc rất nhiều bài báo về giả dạng ăn xin... Vài lần như vậy, tôi sinh ra cảm giác chẳng tin ai nữa, và "né" cho lành, rồi thành ra vô cảm.
Nhiều người cũng trở nên thờ ơ với người xung quanh. Ai cũng sợ làm ơn mắc oán, sợ giúp không đúng người lại còn mang họa vào thân nên người ta thường chọn cách không quan tâm đến ai khác, mình biết mình thôi.
Mọi chia sẻ, ý kiến, giải pháp theo góc nhìn của chính bạn xin vui lòng gửi về diễn đàn "Xây dựng lối sống đẹp cho giới trẻ, cách nào?" qua email: nguyenthihuong@tuoitre.com.vn.
-
TTO - Nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn vừa về nước để làm buổi ra mắt cuốn tuyển tập thơ - họa đầu tiên của bố ông có tên Đặng Đình Hưng - một bến lạ vào tối 20-1 ở Viện Pháp tại Hà Nội. Danh cầm dành cho Tuổi Trẻ một cuộc trò chuyện cởi mở.
-
TTO - Mới đây, trên một số trang báo và mạng xã hội chia sẻ rộng rãi thông tin nhạc sĩ Trần Tiến qua đời vì ung thư vòm họng. Nhạc sĩ Trần Tiến và ca sĩ Trần Thu Hà đã đính chính thông tin này và bày tỏ sự bức xúc trước tin đồn thất thiệt.
-
TTO - Phản ánh của một số nghệ sĩ trong lĩnh vực điện ảnh và truyền hình khi được yêu cầu phải ký vào bản cam kết chia tiền thưởng cho đồng tác giả thực hiện tác phẩm mà họ đưa vào hồ sơ xét giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh.
-
TTO - Ngày này cách đây 47 năm (19-1-1974), Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng trong trái tim người Việt, quần đảo này vẫn mãi mãi là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc.
-
TTO - 'Một cuộc đời ra đi, nhiều cuộc đời ở lại', câu nói trở thành lẽ sống của nhiều người khi quyết định hiến dâng một phần cơ thể cho y học sau khi qua đời. Từ nghĩa cử cao đẹp ấy, nhiều cuộc đời tưởng như tắt hi vọng sống được tái sinh.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận