Thứ 6, ngày 19 tháng 8 năm 2022
Loài cá kỳ dị nhất quả đất khiến dân mạng cãi nhau 'khí thế'
TTO - Theo phần đông người dùng mạng xã hội Úc, con cá có vẻ ngoài kỳ dị do một ngư dân vừa bắt được là cá giọt nước (Blobfish) - loài cá được mệnh danh là sinh vật 'xấu xí' nhất trên Trái đất do có 'khuôn mặt' kỳ dị và cơ thể quái lạ.

Hình ảnh về loài cá có hình dạng kỳ dị do ngư dân Úc bắt được - Ảnh: NEWSWEEK
Tạp chí Newsweek ngày 28-6 đăng tải hình ảnh của một loài cá chưa xác định rõ tên khoa học, do một ngư dân có tên Jason Moyce đánh bắt ở ngoài khơi vùng biển đông nam nước Úc.
Theo Moyce, con cá này nặng khoảng 4kg và sống ở độ sâu 540m. Vì không biết nó là cá gì, anh đã đăng hình nó lên mạng xã hội nhờ mọi người xác định giúp tên của nó.
Thật bất ngờ khi bài đăng của Moyce làm dấy lên "làn sóng" tranh luận dữ dội của người dùng mạng xã hội Úc với nhiều luồng quan điểm, ý kiến trái chiều.
Một tài khoản ẩn danh mô tả loài cá này có màu xám hồng trông tựa nhân vật phù thủy hư cấu Vecna trong bộ phim gây sốt Stranger Things (tựa Việt: Cậu bé mất tích). Phần mắt của nó lồi ra hai bên và có phần miệng lớn khổng lồ với hàm răng sắc nhọn chiếm gần hết khuôn mặt.
Về phần Moyce, anh cho rằng đây có thể là loài cá giọt nước trong phần chú thích dưới bài viết. Phần đông người dùng cũng khẳng định đây là cá giọt nước.
Theo thông tin của Bảo tàng Quốc gia Úc, cá giọt nước thường được tìm thấy ở vùng nước sâu và có cơ thể biến dạng đáng kể khi tiếp xúc với điều kiện áp suất thấp hơn nhiều so với mực nước biển. Điều này được số đông cho rằng phù hợp với hình ảnh thực tế và những thông tin mà anh Moyce cung cấp.

Cá nhái, hay còn gọi là cá vây chân - Ảnh: FISHES OF AUSTRALIA
Tuy nhiên, tạp chí Newsweek dẫn lời ông James Maclaine, phụ trách cấp cao tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London (Anh), khẳng định: "Đó chắc chắn không phải là một con cá giọt nước".
Ông cho rằng đó có thể là loài cá nhái, hay còn gọi là cá vây chân. Loài cá này vốn sống ở tầng đáy biển cách mặt nước khoảng 1.000m. Chúng cũng thường được tìm thấy ngoài khơi bờ biển nước Úc, và có màu hơi hồng giống loài cá bí ẩn này.

Cá thầy tu, hay còn gọi là cá cóc - Ảnh: NATIONAL FISHERMAN
Trong khi đó, một số người lại khẳng định đây là cá thầy tu hoặc cá cóc. "Chúng có phần miệng cong lớn và hàm răng sắc nhọn trông giống loài cá cóc hoặc cá thầy tu", một tài khoản chia sẻ quan điểm.
Tuy nhiên, loài cá cóc hoặc cá thầy tu lại hiếm khi xuất hiện ở phạm vi bờ biển phía đông nước Úc.
-
TTO - Cơ quan điều tra xác định, tháng 3-2016, Diệp Dũng đã tự ký công văn thông báo triển khai huy động vốn 2 đợt 10.000 tỉ đồng từ 10 cá nhân và 5 công ty nhằm đặt cọc cho thương vụ mua lại hệ thống bán lẻ Big C tại Việt Nam.
-
TTO - Trung Quốc khởi động phản ứng khẩn cấp sau lũ quét khiến 17 người chết; Đài Loan nói phát hiện tàu chiến Trung Quốc gần địa điểm thử tên lửa; Nổ lớn ở kho đạn tại Belgorod giáp giới Ukraine... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 19-8.
-
TTO - Chiều 18-8, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Quốc Anh - phó chủ tịch UBND tỉnh, tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của tỉnh Kiên Giang xử lý các điểm nóng tại đảo Phú Quốc - nói: Những vụ việc báo Tuổi Trẻ phản ánh vừa qua là đúng.
-
TTO - Do làm việc quá thời gian quy định, không được nghỉ ngơi và không được trả lương, 41 người Việt Nam đang làm thuê tại casino ở Campuchia đã bàn bạc tháo chạy khỏi casino, bơi qua sông Bình Di về Việt Nam.
-
TTO - Bà Hằng khai nhận phát ngôn gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của Hoài Linh do Hoài Linh có mối quan hệ với ông Võ Hoàng Yên nhưng khi bà Hằng yêu cầu lên tiếng về hành vi lừa đảo của ông Yên thì Hoài Linh không lên tiếng.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận