Các phóng viên, nhà báo ở TP.HCM được tiêm vắc xin AstraZeneca từ lô 117.000 liều nhập về từ 24-2 - Ảnh: HOÀNG LỘC
Như vậy, bên cạnh lô vắc xin đầu tiên (117.000 liều nhập về từ 24-2), đây là lô vắc xin thứ 2 trong hợp đồng đặt mua 30 triệu liều vắc xin COVID-19 của VNVC ký kết với AstraZeneca hồi tháng 11-2020.
Ngoài hai lô vắc xin này vào ngày 16-5, Việt Nam tiếp nhận thêm một lô vắc xin thứ hai từ Cơ chế Covax với 1.682.400 liều được vận chuyển từ cơ sở sản xuất của Catalent Biologics ở Anagni, Ý về sân bay Nội Bài (Hà Nội). Lô vắc xin này nằm trong số 4,1 triệu liều vắc xin được cam kết hỗ trợ miễn phí cho Việt Nam của Cơ chế COVAX, một cơ chế quốc tế nhằm đảm bảo tiếp cận công bằng với vắc xin COVID-19 trên toàn cầu.
Bên cạnh các lô vắc xin nhập khẩu, ngày 21-5 Bộ Y tế cũng tiếp nhận hỗ trợ 160 tỉ đồng và 4 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 từ ngành ngân hàng, Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Sovico Group và HDBank. Đây cũng có thể được xem như nguồn vắc xin xã hội hóa từ việc đóng góp của doanh nghiệp.
Như vậy trong hơn 1 năm qua, Bộ Y tế đã nỗ lực tìm kiếm, đàm phán các nguồn vắc xin, đến nay có khoảng 110 triệu liều vắc xin cam kết cung cấp cho Việt Nam trong năm 2021, bao gồm: 38,9 triệu liều từ chương trình COVAX Facility, 30 triệu liều từ AstraZeneca, 31 triệu liều từ Pfizer/BioNTech.
Ngoài ra, Bộ Y tế đã đăng ký với COVAX mua thêm khoảng 10 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí. Có đủ nguồn vắc xin tiêm chủng cho người dân là điều rất quan trọng để chuyển từ phòng ngự sang chủ động tấn công dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Đề nghị Úc ưu tiên vắc xin cho Việt Nam
Trong cuộc điện đàm chiều 25-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cảm ơn Úc viện trợ cho Việt Nam 40 triệu AUD. Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị Úc ưu tiên Việt Nam tiếp cận nguồn vắc xin AstraZeneca sản xuất tại Úc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận