Thứ 2, ngày 8 tháng 3 năm 2021
LHQ chia rẽ vì chính sách của Trung Quốc với Tân Cương
TTO - 37 quốc gia ca ngợi các chính sách của Trung Quốc tại Tân Cương, trong khi 22 nước gồm đa số châu Âu cùng với Nhật, Úc, Canada và New Zealand chỉ trích Bắc Kinh không tôn trọng quyền của các nhóm dân tộc thiểu số.

Cổng vào một trung tâm giáo dục và đào tạo nghề dành cho người thiểu sổ tại Tân Cương, Trung Quốc - Ảnh: REUTERS
Các tiếng nói chỉ trích thường cáo buộc Trung Quốc đã bắt hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi và đưa họ vào các "trung tâm giáo dục" mà phương Tây cáo buộc thực chất là các "trung tâm cải huấn" hoạt động như nhà tù.
Bắc Kinh đã luôn tức giận và phủ nhận các cáo buộc như vậy. Ngày 12-7, để trả đũa lá thư chỉ trích của 22 nước, một nhà ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) rằng gần 40 nước đã viết thư gửi đến LHQ ca ngợi các thành tựu về nhân quyền của nước này tại Tân Cương.
Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Trần Húc sau đó đã cảm ơn và đánh giá cao sự ủng hộ của 37 nước này.
Theo Hãng tin Reuters, trong số các nước ủng hộ có những cái tên đáng chú ý như Nga và Saudi Arabia, Philippines, Triều Tiên. Lá thư được gửi đến dưới dạng thư chung có kèm chữ ký của 37 vị đại sứ đại diện cho 37 nước tại LHQ.
Họ ca ngợi Trung Quốc đã đạt được những thành tích nổi bật trong lĩnh vực nhân quyền.
"Đối mặt với thách thức nghiêm trọng của chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, Trung Quốc đã thực hiện một loạt các biện pháp chống khủng bố và các tư tưởng cực đoan hóa ở Tân Cương, bao gồm thiết lập các trung tâm giáo dục và đào tạo nghề", lá thư lập luận.
Các đại sứ khẳng định họ đã được đưa đến thực địa và nhận thấy an ninh đã tái lập ở Tân Cương và các quyền cơ bản của con người thuộc mọi dân tộc đã được bảo vệ.
Họ dẫn chứng bằng việc đã không có cuộc tấn công khủng bố nào ở Tân Cương trong 3 năm và mọi người đang tận hưởng cảm giác hạnh phúc, yên bình và được bảo vệ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Xe bọc thép Trung Quốc tuần tra đường phố Tân Cương năm 2009 - Ảnh: REUTERS
Hồi tháng trước, để phản biện lại các chỉ trích quốc tế, Trung Quốc đã đưa ông Aierken Tuniyazi - phó chủ tịch khu tự trị Tân Cương - ra trình bày trước Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Ông này mô tả các điều kiện sống bên trong các trung tâm giáo dục và đào tạo nghề, khẳng định các học viên không chỉ được đào tạo nghề nghiệp mà còn tham gia các lớp học múa, hát hay thể thao.
Trước đó, Bắc Kinh cũng lên tiếng sẵn sàng mời các đoàn quan sát viên quốc tế đi thực tế các trung tâm giáo dục ở Tân Cương.
-
TTO - Theo bản tin 18h chiều 8-3 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, có 12 ca mắc COVID-19 mới với 11 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Bình Dương, Ninh Thuận và TP.HCM.
-
TTO - Chiều nay 8-3, UBND TP.HCM vừa có văn bản cho phép mở cửa lại cơ sở kinh doanh dịch vụ trừ karaoke, quán bar, vũ trường nhưng phải tăng cường tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch.
-
TTO - Sáng 8-3, anh Nguyễn Văn Lộc, người trong clip dừng xe đột ngột va quẹt xe Mercedes trên cầu Bình Phước 2, đã nhận xe máy mới từ anh Huỳnh Bảo Toàn (chủ xe) và bộc bạch câu chuyện khiến người nghe không khỏi chạnh lòng.
-
TTO - Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đề nghị Sở Tư pháp TP.HCM chỉ đạo rà soát, cung cấp tài liệu là các hợp đồng công chứng ở TP.HCM từ 1-1-2018 đến nay của cha con ông Trần Quí Thanh và nhiều cá nhân phục vụ điều tra.
-
TTO - Thời gian gần đây, nhiều người phản ảnh bỗng dưng thành con nợ, các ngân hàng và cả công ty tài chính cũng gặp nạn khi nhiều vụ kẻ xấu làm giả tinh vi chứng minh nhân dân, cả hộ khẩu để rút tiền.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận