Dưới đây là phản hồi của bạn đọc Tú Nguyên sau bài viết 'Đám tang dựng rạp đã đành, rạp cưới xuống đường là phạm luật!'
"Đám cưới dựng rạp xuống đường làm cản trở giao thông có thể gây ra tai nạn, thì đã là vi phạm luật giao thông đường bộ hiển nhiên. Ai cũng đồng tình.
Nhưng đâu có thể cho rằng, đời người ai cũng có một lần. Trong lúc "tang gia bối rối" mà làm phiền, gây thêm tổn thương cho thân nhân người đã chết, thì còn đâu là sự đoàn kết, tương thân tương ái, giúp nhau trong cơn hoạn nạn; còn đâu cái tình làng nghĩa xóm.
Thôi thì cứ du di cho qua đi cái nỗi đau của gia đình có hữu sự. Đó cũng là cách chia sẻ nỗi buồn của người hàng xóm.
Nhưng đã cho là du di thì trường hợp này được, còn các trường hợp khác thì sao? Người này du di được thì người khác thì sao? Còn đâu là sự nghiêm minh của luật pháp nhà nước.
Tệ hại hơn nữa lại có quan điểm, hôm nay người khác hữu sự thì biết đâu mai kia một nọ mình cũng ở vào trường hợp này. Nay không thông cảm cho người ta thì sau này ai thông cảm cho mình.
Không thể có một tư tưởng ai làm sao ta làm vậy mà cần phải suy xét đúng, sai trong từng hành động, trong quan hệ xã hội. Thế thì ai làm bậy ta cũng làm theo sao?
Theo Luật Giao thông đường bộ cũng như Nghị định 46/2016/NĐ-CP: lấn ra hành lang đường bộ là hành vi lấn chiếm trái phép được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 15. Luật thì không có quy định miễn trừ ai và trong trường hợp nào hết.
Đất nước hiện ở trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế theo hướng thị trường. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật nghiêm minh chứ không bằng cảm tính.
Còn chuyện giải quyết làm sao cho thoả đáng với "tang gia bối rối" thì đó là trách nhiệm của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trên tinh thần thượng tôn luật pháp.
Làm sao tiết kiệm được tiền bạc khi tổ chức tiệc cưới mà không ảnh hưởng đến xung quanh? Có nên dựng rạp trước nhà? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: dandt@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận