Nguy cơ co quắp tay và cơ hô hấp
PGS.TS Tạ Văn Bình, nguyên giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương, cảnh báo hiện nhiều người lạm dụng mổ u tuyến giáp mà không lường đến những hậu quả tác hại của nó.
Ông Bình cho rằng với ung thư tuyến giáp thì bắt buộc phải mổ, các trường hợp bướu giáp đơn thuần nên điều trị nội khoa. Việc phẫu thuật tuyến giáp có thể gặp tình trạng suy cận giáp.
Khi bị suy cận giáp, xét nghiệm thấy: nồng độ canxi máu thấp, canxi trong nước tiểu, phospho máu canxi, magiê máu thấp, nồng độ hormon PTH (hormon cận giáp) thấp. Làm điện tâm đồ có thể phát hiện được loạn nhịp tim…
Theo PGS Tạ Văn Bình, việc chẩn đoán suy cận giáp phải thực hiện ở cơ sở chuyên khoa. Mức độ và tần suất xuất hiện các triệu chứng thường phụ thuộc vào mức độ hạ canxi máu.
Người bệnh thường có biểu hiện: Cảm giác tê bì ở các đầu ngón tay, môi và lưỡi; Đau các cơ ở chân, tay, bụng và vùng mặt; Yếu cơ: Co rút các cơ, nhất là cơ quanh miệng, cánh tay và bàn tay.
Co thắt thanh quản có thể gây khó thở nặng, đòi hỏi phải điều trị cấp cứu; Đau bụng dữ dội mỗi khi có kinh nguyệt; Rụng tóc từng mảng và lông mày thưa; Da khô, móng tay bị biến dạng và dễ gãy; Đau đầu, mệt mỏi; Một số bệnh nhân bị trầm cảm hoặc co giật kiểu như động kinh…
Bệnh có thể gây ra các biến chứng do canxi máu thấp như: Cơn tetani, người bệnh có cảm giác tê bì môi, lưỡi, chân và tay. Sau đó xuất hiện co quắp các ngón tay thành dấu hiệu điển hình gọi là "bàn tay người đỡ đẻ", có thể kéo dài và rất đau.
Thường kèm theo co giật các cơ ở vùng mặt và thanh quản, đôi khi gây khó thở dữ dội, nghe có tiếng rít thanh quản; Mất ý thức, co giật kiểu động kinh; Răng sún, loãng xương; Rối loạn nhịp tim và ngất...
Ngoài ra còn một số biến chứng khác, thường là vĩnh viễn và không được cải thiện với điều trị canxi và vitamin D, đó là lùn, trí tuệ kém phát triển, đục thủy tinh thể...
Bổ sung canxi hữu cơ tránh sỏi và gai xương
Theo PGS.TS Tạ Văn Bình, tình trạng bệnh nhân thiếu canxi sau mổ giáp là phổ biến. Vì vậy, các bệnh nhân sau mổ giáp nên áp dụng chế độ ăn giàu canxi như bơ sữa, rau xanh, ngũ cốc... và ít phospho; tránh dùng nước ngọt có acid phosphoric.
Việc điều trị hạ canxi máu dựa vào các yếu tố như bệnh nhân có triệu chứng hay không, mức độ nặng hay nhẹ, tình trạng sức khỏe chung...
Mục tiêu điều trị là đưa nồng độ canxi và phospho trong máu về mức bình thường. Tình trạng thiếu tạm thời sẽ được chỉ định bằng đường uống theo chỉ định của bác sĩ.
Canxi có hai loại hữu cơ và vô cơ. Canxi vô cơ chứa canxi canxicbonat - được lấy từ bột đá, bột vỏ sò, vỏ trứng… phải hấp thu nhờ axit dạ dày, khi uống sinh ra khí canxicbonic, nên có tác dụng phụ là gây đầy hơi, trướng bụng, táo bón và dễ gây cặn thận hoặc vôi hóa nhau thai, gai xương, vôi hóa đốt sống, sỏi đường tiết niệu, sỏi mật, xơ cứng động mạch…
Canxi hữu cơ thường dùng hầu hết hòa tan không cần nhờ đến axit dạ dày, nên các tác dụng phụ gây ra tại đường tiêu hóa sẽ giảm và tùy loại sẽ không có tác dụng phụ nếu dùng đúng liều.
Canxi tốt nhất là nguồn canxi trong thực phẩm từ sữa, cá và thực vật trong 100g như sau: fomat bò 140mg, fomat dê 190mg, yaourt 140 mg, sữa 120mg, cà mòi 330mg, hạt hạnh nhân 234mg, rau cải xoăn 180mg, củ cải 150, quả chà là khô 126mg, sữa đậu nành 120 - 150mg, quả ô liu 106mg, bắp cải dưa bắp cải 48mg, các loại rau xanh và quả tươi 20 - 60mg…
Việc hấp thu canxi của cơ thể cần có sự kích thích và định hướng để canxi luôn hóa nhập vào xương, tránh hiện tượng đóng cặn tại nội tạng, việc bổ sung canxi thường đi kèm với các vitamin: D, B6, C, magiê và kẽm.
Đặc biệt, cần tăng cường tập thể dục ngoài trời (tăng tổng hợp vitamin D làm tăng hấp thu canxi ở ruột).
Dự phòng các thiếu hụt canxi cách tốt nhất là không nên chỉ định phẫu thuật tuyến giáp rộng rãi như hiện nay. Người ta chỉ phẫu thuật khi mắc ung thư tuyến giáp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận