27/03/2023 18:46 GMT+7

Lâm Đồng điều chỉnh quy định, cho tách thửa đất nông nghiệp nhưng vẫn khó khả thi

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã điều chỉnh quy định liên quan đến việc tách thửa đất trên địa bàn tỉnh.

Lâm Đồng điều chỉnh quy định, cho tách thửa đất nông nghiệp nhưng vẫn khó khả thi - Ảnh 1.

Nhiều khu vực "hiến đất mở đường" biến tướng vẫn chưa bị khoanh vùng để xử lý sau nhiều năm sai phạm - Ảnh: M.V

Ngày 27-3, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết trước đó từ ghi nhận những vướng mắc khó khăn liên quan đến việc tách thửa trên địa bàn, tỉnh đã có văn bản điều chỉnh (1952/UBND-ĐC1), cho phép tách thửa đất nông nghiệp trở lại với điều kiện đó là đất nhỏ lẻ và không kinh doanh.

Trước đó, ngày 5-7-2022, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản 4911, theo văn bản này, đa phần cá nhân vẫn không thể tách thửa đất nông nghiệp của mình. Nếu muốn phải lập hợp tác xã, công ty và thửa đất muốn tách phải lập dự án, quy hoạch để trình phê duyệt. 

Chỉ có ngoại lệ trong trường hợp thừa kế hoặc tặng cho (giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột theo quy định), mỗi người được nhận 1 thửa đất sau khi tách thửa. Quy định này bị cho là trái luật.

Tại văn bản 1952 mới kể trên, UBND tỉnh Lâm Đồng điều chỉnh cho phép tách thửa đất nông nghiệp trở lại. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp là 500m2 tại khu vực đô thị; 1.000m2 tại khu vực nông thôn. 

Ngoài ra, các khu vực tách thửa phải tiếp giáp mặt đường (bề rộng tiếp giáp tối thiểu 10m). Điều đáng nói, ở văn bản điều chỉnh lần này, có ràng buộc hai điều kiện “tách thửa đất nhỏ lẻ” và “không kinh doanh bất động sản”.

Lâm Đồng điều chỉnh quy định, cho tách thửa đất nông nghiệp nhưng vẫn khó khả thi - Ảnh 3.

Nhiều khu vực "núp bóng dự án" vẫn đang hoạt động, kinh doanh tại Lâm Đồng - Ảnh: M.V

Một nhân viên làm trong lĩnh vực đất đai cho biết: “Đây là văn bản rất khó triển khai và không giải quyết được các vướng mắc ở văn bản cũ. Cán bộ đăng ký đất đai khó chứng minh được thế nào là tách thửa nhỏ lẻ. 

Thứ nữa, cũng khó chứng minh động cơ tách thửa để sang nhượng theo diện nào, đại khái người tách thửa có kinh doanh không. Cơ quan nào xác định trường hợp nào là kinh doanh bất động sản, cơ quan nào là cơ quan yêu cầu người tách thửa phải thành lập doanh nghiệp. Do đó, cấp trên cần xem lại để có hướng điều chỉnh cho phù hợp”. 

Tôi ủng hộ việc quản lý bất động sản trái phép, lợi dụng hiến đất mở đường để trục lợi nhưng quản lý phải đúng luật hoặc cần đề đạt các vướng mắc vượt tầm để các cơ quan cấp cao hơn cùng giải quyết.
Tiến sĩ luật học Cao Vũ Minh, giảng viên Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM

Phân tích vụ việc, tiến sĩ luật học Cao Vũ Minh, giảng viên Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM, cho rằng UBND tỉnh Lâm Đồng cần có văn bản điều chỉnh hủy bỏ cả các điều kiện đi kèm không đúng với Luật đất đai hoặc thu hồi các văn bản trước đó để đảm bảo thực thi đúng nội dung chính của luật. 

Tiến sĩ Minh cho biết thêm ông ủng hộ việc quản lý bất động sản trái phép, lợi dụng hiến đất mở đường để trục lợi nhưng quản lý phải đúng luật hoặc cần đề đạt các vướng mắc vượt tầm để các cơ quan cấp cao hơn cùng giải quyết.

Tạm ngưng tách thửa không thời hạn, Lâm Đồng làm trái luậtTạm ngưng tách thửa không thời hạn, Lâm Đồng làm trái luật

Luật hiện hành không cấm tách thửa đất nông nghiệp để thực hiện các giao dịch dân sự, nhưng tại Lâm Đồng việc này đang bị tạm ngưng không thời hạn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên