Kỹ sư trắc địa: 3 yêu cầu và 5 kỹ năng cần thiết khi ứng tuyển (phần 2)

Kỹ sư trắc địa có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực liên quan đến đất đai như xây dựng công trình, quản lý tài nguyên, khai thác hầm mỏ,... thực hiện công tác trắc địa một cách an toàn, thuận lợi và mang lại hiệu quả cao cho chủ đầu tư.

Để xây dựng công trình hiện đại cần có sự nghiên cứu và phân tích địa chất kỹ lưỡng - Ảnh: Internet.

Để xây dựng công trình hiện đại cần có sự nghiên cứu và phân tích địa chất kỹ lưỡng - Ảnh: Internet.

Với tính chất công việc mang tính trách nhiệm vô cùng to lớn và đối diện với áp lực thường xuyên nên đòi hỏi kỹ sư trắc địa cần trang bị kiến thức và những kỹ năng bổ trợ chuyên môn. Trong bài viết dưới đây, CareerBuilder sẽ mô tả chi tiết về công việc của kỹ sư trắc địa, giúp các ứng viên hiểu rõ hơn về nhiệm vụ cũng như tính chất ngành nghề này.

5 kỹ năng quan trọng nhất đối với kỹ sư trắc địa

Công tác trắc địa là phần công việc không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng công trình, khai thác hầm mỏ và đặc biệt là quản lý tài nguyên. Nhiệm vụ của kỹ sư là đảm bảo dự án diễn ra thuận lợi, an toàn và mang lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp.

Tính chất công việc của nhân viên trắc địa tương đối đặc thù, liên quan đến kết cấu của đất đai. Vì vậy, để trở thành kỹ sư trắc địa không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà cần trang bị những kỹ năng mềm cần thiết.

Tổng hợp từ các mô tả công việc kỹ sư trắc địa trên trang tuyển dụng CareerBuilder, các doanh nghiệp yêu cầu các ứng viên cần đáp ứng 5 kỹ năng quan trọng sau đây:

Kỹ năng ra quyết định

Người làm trắc địa thường phải cân nhắc giữa hiệu quả kinh tế, chi phí đầu tư của dự án với các vấn đề an toàn lao động khi thi công xây dựng. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quy hoạch đô thị thường tìm đến kỹ sư trắc địa để được tư vấn địa chính trước khi triển khai dự án.

Để hoàn thành tốt công việc trắc địa, các kỹ sư không chỉ giỏi kiến thức chuyên môn mà cần phải có khả năng quan sát nhạy bén để đưa ra quyết định tối ưu nhất.

Kỹ năng lãnh đạo

Trong các công trình xây dựng, kỹ sư trắc địa song hành giám sát dự án để đảm bảo an toàn khi thi công. Chính vì thế, kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp kỹ sư trắc đạc tối ưu được công việc quản lý bộ phận như: bộ phận quy hoạch, ban quản lý xây dựng, bộ phận khảo sát, đội ngũ kỹ sư xây dựng và nhân công thi công.

Kỹ năng toán học

Công việc chính của kỹ sư trắc đạc là khảo sát thực tế, đo đạc, kiểm tra và tính toán các số liệu toán học. Sau đó sẽ áp dụng các nguyên tắc tính toán lượng giác, hình học để tiến hành phân tích, thiết kế và lập kế hoạch dự phòng rủi ro có thể xảy ra khi thi công xây dựng. Chính vì thế, kỹ năng toán học vô cùng quan trọng trong việc phân tích địa chính giúp tối ưu tiến độ hoàn thành dự án.

Kỹ năng tổ chức

Các kỹ sư trắc địa sẽ quản lý nhiều dự án khác nhau cùng một lúc nên kỹ năng tổ chức sẽ giúp nhân viên trắc đạc biết cách sắp xếp, cân bằng quỹ thời gian, phân công nguồn lực và tổ chức công việc một cách hợp lý.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Vị trí trắc địa đóng vai trò quyết định những vấn đề trắc địa trong giai đoạn quy hoạch, thiết kế và thi công cho đến khi nghiệm thu dự án. Bên cạnh đó, môi trường làm việc của kỹ sư trắc địa chịu nhiều ảnh hưởng của tự nhiên, quá trình khảo sát, đo đạc và kiểm tra biến động địa hình có thể xảy đến.

Vì vậy, để hoàn thành tốt công việc trắc địa cần có kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh nhạy, chính xác để đưa ra những biện pháp xử lý an toàn, hiệu quả và tối ưu nhất cho dự án.

Cơ hội việc làm đối với kỹ sư trắc địa và mức thu nhập hiện nay

Ngành trắc địa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động kinh tế, quân sự, khai thác địa chất và quản lý tài nguyên đất,... nên cơ hội việc làm kỹ sư trắc địa luôn rộng mở. Tuy nhiên số lượng người lao động trong lĩnh vực này còn rất hạn chế chưa đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, để trở thành kỹ sư trắc đạc được nhiều người tín nhiệm cần trang bị kiến thức, kỹ năng và tinh thần vững chắc bởi khối lượng công việc và tính chất ngành nghề địa chất tương đối áp lực. Những kỹ sư trắc địa vừa có trình độ chuyên môn cao, vừa có kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án sẽ là lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động hiện nay.

Theo khảo sát của VietNamSalary tại CareerBuilder, mức lương kỹ sư trắc địa hiện nay trung bình khoảng 13.2 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập cao nhất đối với những nhân viên trắc đạc nhiều kinh nghiệm có thể lên đến 30 triệu đồng/tháng.

Mức thu nhập của các kỹ sư trắc đạc hiện nay - Ảnh: Internet.

Mức thu nhập của các kỹ sư trắc đạc hiện nay - Ảnh: Internet.

Tìm việc làm kỹ sư trắc địa ở đâu?

Có thể nói, kỹ sư trắc địa luôn được các doanh nghiệp chào đón bởi vị trí này đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá chất lượng công trình. Tuy nhiên, khi làm việc tại môi trường có quy mô lớn sẽ tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp giúp các kỹ sư xây dựng mối quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau.

Để tìm ra môi trường làm việc lý tưởng, các ứng viên có thể truy cập vào trang thông tin tuyển dụng CareerBuilder để tìm kiếm cơ hội việc làm với mức lương và quyền lợi như mong muốn. CareerBuilder là trang tuyển dụng được 300.000 tập đoàn trên toàn cầu tin dùng và hơn 200 triệu ứng viên trên toàn thế giới truy cập vào nền tảng để tìm kiếm việc làm. Chính vì thế, các ứng viên ngành trắc địa hoàn toàn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm tốt nhất trên trang tuyển dụng CareerBuilder.

CareerBuilder là trang thông tin tuyển dụng được nhiều doanh nghiệp và ứng viên tin tưởng lựa chọn - Ảnh: Internet.

CareerBuilder là trang thông tin tuyển dụng được nhiều doanh nghiệp và ứng viên tin tưởng lựa chọn - Ảnh: Internet.

Kỹ sư trắc địa là công việc không phải cá nhân nào cũng có thể làm được, toàn bộ kỹ sư được đào tạo bài bản theo chương trình đào tạo chuẩn quốc gia bởi tính chất công việc không chỉ liên quan đến hoạt động kinh tế mà còn ảnh hưởng đến đất đai, kết cấu hạ tầng, địa chính, tài nguyên đất,....

Vì thế người kỹ sư trắc đạc cần có sự học hỏi nghiêm túc, rèn luyện kỹ năng mềm và tinh thần trách nhiệm cao để mang lại những công trình nâng cao chất lượng xã hội nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng. Để tập trung nâng cao năng lực chuyên môn, hãy truy cập vào trang tuyển dụng của CareerBuilder để tìm kiếm môi trường làm việc lý tưởng nhất nhé!

Kỹ sư xây dựng: Tổng hợp những kiến thức, kỹ năng cần biết (phần 2/3)Kỹ sư xây dựng: Tổng hợp những kiến thức, kỹ năng cần biết (phần 2/3)

Việc làm kỹ sư xây dựng ngày càng trở nên phổ biến với nhu cầu tuyển dụng rất cao, mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các ứng viên.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên