12/11/2014 14:34 GMT+7

Không lẽ... đành phải vứt rác vào tương lai

NGUYỄN THANH LIÊM
NGUYỄN THANH LIÊM

TTO - Mỗi khi cầm trên tay một cục pin đã sử dụng rồi, tôi phân vân mãi không biết sẽ vứt nó vào đâu, ngay cả sọt rác?

Ápphich vận động người dân sử dụng thùng rác “thông minh” tại Đức - Ảnh: bsr.de

Pin cũng như nhiều sản phẩm khác của con người hiện nay là những chất thải rất khó phân hủy, phải mất cả vài trăm năm mới phân hủy xong. 

Nhà sản xuất đã ghi rõ trên bao bì là không được vứt vào rác thải sinh hoạt.

Một việc mà thật lòng tôi không bao giờ muốn làm, nhưng cũng như rất nhiều người khác, tôi lại nhắm mắt ném nó vào sọt rác để người ta đem đi đổ chứ biết làm gì khác bây giờ?

Nhìn những dòng kênh đen ngòm, mùi cống bốc lên hôi hám, những nhà máy nhả khói đen nghịt trời, những loại hóa chất độc hại thải trực tiếp ra kênh, sông, suối..., tôi không khỏi ray rứt rằng với những gì đang làm, thế hệ chúng ta đang ném rác và hủy hoại môi trường của tương lai con em chúng ta. 

Chúng ta thật ích kỷ khi chỉ biết cho bản thân chúng ta, phát triển kinh tế đi lên bằng mọi giá, kiếm cho thật nhiều tiền của bằng cách khai thác thiên nhiên, hủy hoại môi trường để thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà không nghĩ rằng chúng ta đang bắt con cháu chúng ta phải gánh lấy hậu quả to lớn này.

Đã có rất nhiều chương trình, hành động để bảo vệ môi trường ở nước ta. Tuy nhiên, có thể nói là nó rất hình thức, chỉ là phong trào cho nó có mà thôi. 

Mỗi cuộc ra quân tình nguyện, mỗi cuộc trồng cây, quét rác…. sẽ rất nhanh chóng đi vào quên lãng mà không ai nhớ để thực hiện.

Mặt khác, việc quét một vài ngày rác, một vài trăm cây được trồng, một vài ngày tuyên truyền, thử so sánh có là sao so với những nhà máy hóa chất độc hại, nhưng ống khói kia phun ra những luồng khí đen ngòm?

Tại sao chúng ta không giải quyết những cái lớn, cái gốc rễ của vấn đề mà lại đi giải quyết những cái vụn vặt như thế?

Những việc cần làm để bảo vệ môi trường chúng ta đều có thể làm được. Tất cả nằm trong tầm tay của chúng ta, chỉ có điều chúng ta có chú trọng hay không mà thôi? 

Hay là chỉ nhắm đến 1 mục đích duy nhất là kinh tế, phát triển bằng mọi giá chứ không phải phát triển cân bằng hài hòa tổng thể.

Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần phải nghiêm túc xem xét và giải quyết vấn đề môi trường trước khi quá muộn, để tránh tình trạng khắc phục hậu quả to lớn, mất rất nhiều tiền của và có thể cả sinh mạng con người.

- Khi quyết định cấp phép cho những công ty hoạt động tại sao có cơ chế, có luật pháp nhưng chúng ta vẫn để những công ty không đảm bảo an toàn môi trường được thành lập và hoạt động. 

Phải chăng chúng ta đang bán môi trường với giá rẻ?

- Đã đến lúc làm mạnh mẽ quyết liệt hơn việc phân loại nguồn rác thải để từ đó có thể tái chế một số rác thải tránh gây nguy hại cho môi trường.

Cần lắm những thùng rác phân làm 2 loại ở tất cả những nơi công cộng và tuyên truyền mạnh mẽ ý thức người dân khi vứt rác. Tuy mô hình đã có nhưng chưa rộng rãi và phát huy tác dụng, chỉ khi nào người dân ý thức và có quyền lợi thì họ mới thực hiện.

Việc phân rác thải có thể tái chế nên thu mua lại của người dân thì sẽ có nhiều người tham gia vì họ có lợi cho hành vi này. 

Khi người dân đã có ý thức và xây dựng được thói quen, chúng ta có thể ngưng việc thu mua.

- Thành lập và khuyến khích, hỗ trợ những công ty xử lý chất thải, tái chế chất thải, nhà nước nên trợ giá cho hoạt động này.

Mời bạn xem thêm:

>> Nhà máy kính gây ô nhiễm, người dân kêu cứu
>> Bãi rác ô nhiễm, lãnh đạo tỉnh phải đối thoại với dân 
>> Dân tụ tập, đào đường phản đối xưởng gây ô nhiễm
>> TP.HCM: buộc 54 cơ sở gây ô nhiễm môi trường khắc phục 

- Xử phạt nghiêm minh hơn khi phát hiện các hành vi gây nguy hại cho môi trường, khuyến khích người dân tố cáo và phát hiện hành vi xả thải nguy hại cho môi trường bằng cách trích tiền phạt cho ai làm việc này.

Mỗi người dân trở thành những cảnh sát môi trường thật sự thì khó có ai dám làm việc sai trái.

- Hệ thống tuyên truyền từ trung ương đến cơ sở phát huy tối đa cho việc nâng cao ý thức môi trường.

Đừng ném rác vào tương lai con em chúng ta, hãy hành động ngay từ hôm nay.

Chúng ta có đang ném rác vào tương lai? Những gì chúng ta có thể làm để bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên? Những việc đã làm vừa qua của chúng ta để bảo vệ môi trường đã đi vào thực chất?

Hãy chia sẻ cùng Tuổi Trẻ Online ở chuyên mục Tâm sự bằng email gửi đến tto@tuoitre.com.vn hoặc phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài viết.

Tuổi Trẻ Online

 

NGUYỄN THANH LIÊM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên