02/11/2020 21:54 GMT+7

Không để xảy ra lợi ích nhóm khi cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước

L.THANH
L.THANH

TTO - Chính phủ yêu cầu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước không để xảy ra lợi ích nhóm khi thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước và không để xảy ra thất thoát, lãng phí khi xử lý lại, sắp xếp nhà đất.

Không để xảy ra lợi ích nhóm khi cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước - Ảnh 1.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, MobiFone là một trong doanh nghiệp nhà nước nằm trong danh sách phải cổ phần hóa trong năm nay - Ảnh: NAM TRẦN

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết số 161 về đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Tại nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước khẩn trương xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo đúng quy định; kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan về việc chậm phê duyệt phương án theo quy định.

Khẩn trương chỉ đạo các đơn vị thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thực hiện báo cáo kê khai, đề xuất phương án xử lý nhà, đất, trên cơ sở đó tổng hợp, lập phương án báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt; rà soát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất bảo đảm thực hiện đúng chế độ quy định, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước đôn đốc các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thực hiện nghiêm việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán; bàn giao các doanh nghiệp thuộc diện phải bàn giao về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước theo đúng quy định của pháp luật;...

Về công tác cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ chỉ đạo phải nâng cao vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp trong gắn kết quả việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước với việc đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu.

Cùng với đó là doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật, tuân thủ nguyên tắc thị trường, không để xảy ra hiện tượng lợi ích nhóm trong việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước (gọi chung là doanh nghiệp nhà nước) vừa đảm bảo yêu cầu chống dịch COVID-19, vừa đảm bảo tối đa hoạt động sản xuất kinh doanh; rà soát, điều chỉnh lại các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh năm 2020 cho phù hợp với tình hình mới.

Các doanh nghiệp nhà nước phải quan tâm đối với người lao động, sắp xếp, bố trí lao động hợp lý, bảo đảm công ăn việc làm, thu nhập ổn định, chăm lo đời sống cho người lao động. Trường hợp bất khả kháng phải cắt giảm tạm thời số lượng lao động, cần có chế độ, chính sách hỗ trợ, trợ cấp phù hợp.


Có hiện tượng Có hiện tượng 'sân trước sân sau', thậm chí 'vườn sau' trong doanh nghiệp nhà nước

TTO - Trao quyền tự chủ nhiều hơn cho doanh nghiệp nhà nước để linh hoạt, chủ động hơn, tránh việc gì cũng xin ý kiến Thủ tướng, gắn với đó phải có cơ chế kiểm soát quyền lực - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.

L.THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên