04/01/2018 09:30 GMT+7

Không chỉ thiếu ý thức, người lớn còn bội tín hơn con nít?

TUỔI TRẺ ONLINE
TUỔI TRẺ ONLINE

TTO - Là người thường xuyên tiếp xúc với người trẻ, bạn đọc T. Vân cho rằng đa số các em đều lễ phép thưa gởi vâng dạ đàng hoàng. Trong khi đó, trái lại với người trẻ thì không ít người lớn "bội tín"!

Không chỉ  thiếu ý thức, người lớn còn bội tín hơn con nít? - Ảnh 1.

Nhằm góp thêm một góc nhìn, chuyên mục Phản hồi xin giới thiệu ý kiến của bạn đọc này.

Dạy con nít dễ, dạy người lớn gương mẫu mới khó? Dạy con nít dễ, dạy người lớn gương mẫu mới khó?

TTO - Theo bạn đọc Tùng Lâm, việc cô học trò lớp 9 tự nguyện xếp hàng chờ đến lượt mình rất bình thường trong cuộc sống hằng ngày, tuy nhiên để lâu quá không làm trở thành 'quên'. Nếu người lớn gương mẫu, không có việc gì khó!

"Với trẻ, giáo dục từ trong gia đình, từ các bậc cha mẹ là quan trọng và hiệu quả nhất. Tôi làm nghề photocopy, hàng ngày tôi tiếp xúc vài chục người trẻ từ học sinh cấp 1 tới cấp 3, đại học... 

Tôi thấy có một "điểm sáng" là đa số các em đều lễ phép thưa gởi vâng dạ đàng hoàng, không ít em đưa nhận tài liệu, tiền bằng hai tay, cúi đầu cảm ơn. Các em cũng rất ý thức chuyện thứ tự đến trước đến sau... 

Có lần tôi đi làm thủ tục xin visa, lúc chờ nộp hồ sơ có cậu bé học sinh cấp 3 trường rất lớn và uy tín của TP.HCM cũng đứng chờ, tay cầm hồ sơ (chắc xin đi du học), đang xếp hàng chờ đến lượt. Vậy mà phía sau ông bố cứ thúc: xích lên đi, chen lên, đứng đây hoài sao nộp được... Tội cháu nó cứ nhẫn nại chờ và nghe, mặt cúi gằm không dám nhìn xung quanh, thật xót cho cháu."

Ý kiến bạn đọc tên Quang

Nói chung tôi thấy nhiều bạn trẻ ngày nay khá ngoan, đàng hoàng và... uy tín nữa!

Tôi làm nghề này thỉnh thoảng cũng hay các em đến lấy tài liệu quên mang tiền hoặc không đủ tiền. Có em chủ động xin thiếu, cũng có em chần chừ, lưỡng lự. 

Cả hai trường hợp tôi đều chủ động bảo các em cứ lấy đi hôm nào trả cũng được, đâu chỉ vài ngàn mà đôi khi tài liệu của lớp một vài trăm ngàn. Số tiền khá lớn nhưng tôi không hề đòi hỏi ở các em một "thông tin lưu trữ" nào cả, vậy mà chưa một lần nào tôi bị... quỵt! 

Tôi làm vậy là muốn tạo cho các em sống phải có niềm tin, và có lẽ chính "niềm tin" nuôi dưỡng sự thuần khiết tâm hồn các em. 

Trái lại với người trẻ thì không ít người lớn "bội tín" với tôi. Nhiều người lớn tới giao dịch rồi "một đi không trở lại", tất nhiên tài liệu của họ chẳng có giá trị gì. 

Tôi nghĩ nơi khác họ sẽ yêu cầu gởi tiền cọc, nhưng tôi thì không có "thói quen" đó bởi hai chữ "niềm tin" trong tôi quá lớn! 

Có lần một phụ nữ là nhân viên nhà nước đến nhờ tôi đánh máy bài luận văn gì đó gần 40 trang A4. Tôi hì hụi làm cả tuần rồi "để dành đọc chơi"! 

Thật ra buồn tức về công sức, vật chất thì ít mà... buồn về lòng người thì nhiều.

Tôi nghĩ những người mang "gen" bội tín như thế thì làm sao giáo dục con cháu!? Chưa kể ý thức thứ tự của người lớn cũng rất kém, họ chính là thành phần thích "chen ngang" nhất, thậm chí là... chèn ép người trẻ.

Mỗi khi tiếp xúc với một bạn trẻ ngoan ngoãn, tử tế tôi thật sự rất hạnh phúc, ấm lòng. Điều tôi nghĩ tới đầu tiên là những bậc cha mẹ mẫu mực, một gia đình nề nếp, đạo đức.

Tôi ước gì mỗi bậc cha mẹ, mỗi gia đình đều có được "cái trật tự giáo dục ngăn nấp" như vậy, cũng như câu chuyện giáo dục gia đình, con trẻ là việc phải làm thường xuyên, mãi mãi. 

Bởi giáo dục con cháu sống tốt, sống tử tế đâu chỉ là chuyện của một ngày một bửa mà là chuyện của thế hệ, tương lai."

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Còn bạn, bạn suy nghĩ gì đề điều này? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi về địa chỉ: dandt@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn!

TUỔI TRẺ ONLINE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên