Thẻ bảo hiểm y tế - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện có trên 85% người Việt có bảo hiểm y tế. Nhiều tỉnh thành, con số này xấp xỉ 100%.
Bảo hiểm y tế đã làm thay đổi cách chi trả viện phí khi đã có những người bệnh được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán phí khám chữa bệnh lên tới tiền tỉ - khoản tiền mà nếu không có bảo hiểm, nhiều gia đình sẽ lao đao.
Bảo hiểm y tế là loại hình dịch vụ người khỏe đóng góp bù cho người yếu. Nếu toàn dân đóng góp, với mức phí hiện nay là 4,5% lương cơ bản, tổng quỹ sẽ lớn hơn, những người bị ốm phải khám chữa bệnh sẽ được chi trả nhiều hơn.
Với những người mắc bệnh mãn tính, thường xuyên phải đi bệnh viện, khoản viện phí được bảo hiểm chi trả sẽ giúp họ giảm bớt gánh nặng tiền bạc.
Nhưng chặng đường để thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân không dễ dàng, đặc biệt với nhóm người lao động tự do, có thu nhập trung bình.
Tuy nhiên với chính sách viện phí mới và các bệnh viện đều đã chuyển sang tự chủ tài chính, nếu không có bảo hiểm y tế, viện phí có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bất kỳ gia đình nào.
Nhưng nếu bảo hiểm toàn dân, người bệnh đi bệnh viện đã có bảo hiểm lo. Lúc này, việc người bệnh đi khám không cần mang theo tiền không còn là chuyện xa vời.
Để giải đáp các chính sách bảo hiểm y tế mới; mức phí, mức chi trả; chính sách giảm phí cho các thành viên gia đình... báo Tuổi Trẻ phối hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức buổi giao lưu trực tuyến "Bảo hiểm xã hội toàn dân thay đổi cách chi trả viện phí" trên tuoitre.vn từ 9-11h với sự tham gia của hai khách mời:
- Bà Nguyễn Thị Tám - Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội;
- Bà Trần Thị Hồng Vân - Phó trưởng phòng Giám định Bảo hiểm y tế 2, Bảo hiểm xã hội Hà Nội.
Đại diện báo Tuổi Trẻ tặng hoa cho các khách mời - Ảnh: MAI THƯƠNG
MỜI BẠN ĐỌC XEM NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận