Những hộ dân trồng sâm nói trên thuộc diện khó khăn, vay vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội, với số tiền khoảng 900 triệu đồng.
Theo UBND huyện Tu Mơ Rông, 13 hộ dân nói trên sẽ được khoanh nợ từ 3 đến 5 năm.
Ngoài ra, còn 52 hộ dân khác ở huyện Tu Mơ Rông cũng vay vốn trồng sâm Ngọc Linh và có sâm bị chết. Các hộ này vay từ nguồn vốn trung ương chuyển về nên Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam khoanh nợ với số tiền khoảng 2,9 tỉ đồng.
Ông Võ Trung Mạnh, chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, cho biết khi sâm Ngọc Linh bị bệnh chết, lãnh đạo tỉnh rất quan tâm, tìm nguyên nhân để khống chế sâu bệnh và hỗ trợ cho dân. Nhờ đó, sâu bệnh trên cây sâm đã được khống chế hoàn toàn từ năm 2022, người dân cũng được hỗ trợ giống.
"13 hộ vừa mới được khoanh nợ rất mừng vì giảm bớt khó khăn phần nào với họ. Đối với 52 hộ còn lại, huyện mong muốn cấp thẩm quyền sớm khoanh nợ để bà con yên tâm tái sản xuất" - ông Mạnh nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận