AI tiếp thị điện thoại ở Trung Quốc có thể thực hiện 3.000 cuộc gọi mỗi ngày - Ảnh: SCMP
Fan Kaiyi, cư dân Thượng Hải, liên tục nhận được các cuộc gọi tiếp thị qua điện thoại.
Bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, Fan (38 tuổi) cũng có thể bị làm phiền bởi các cuộc gọi muốn bán cho cô mọi thứ, từ bất động sản, bảo hiểm, dược phẩm cho tới các gói tập thể dục. Có cuộc gọi còn thuyết phục cô ấy vay tiền ngân hàng mà không cần kiểm tra lý lịch hay tài sản thế chấp.
Gần đây, Fan nhận ra trong các cuộc điện "Anh có nghe thấy tôi vừa nói gì không", giọng nói đó dường như không hiểu. Ngay khi tôi định cúp máy, giọng nói liền nhận mình là AI".
Fan cảm thấy thời gian của cô ấy đã bị lãng phí. "Tôi thấy thật ngu ngốc khi nói chuyện với một cái máy. Nhưng giọng nói rất thật và không hề bị rè như kiểu được thu âm trước".
Theo báo South China Morning Post (SCMP), robot tiếp thị qua điện thoại thông minh đang mang lại sức sống mới cho công việc tiếp thị qua điện thoại.
Nhà sản xuất robot tuyên bố trong quảng cáo rằng chúng có thể "thực hiện hơn 3.000 cuộc gọi điện thoại mỗi ngày", "tăng doanh số bán hàng lên 140%", "hỗ trợ nhiều phương ngữ tiếng Trung khác nhau", và chúng thực hiện tất cả điều này "mà không cần con người can thiệp".
Theo đó, không giống như nhân viên tiếp thị là con người, robot tiếp thị sẽ không bao giờ cảm thấy mệt mỏi hay tâm trạng thất thường. Chúng cũng có chi phí thấp và hiệu quả.
Một hệ thống robot tiếp thị qua điện thoại có thể tốn ít nhất là 1.313 nhân dân tệ (khoảng 190 USD). Chi ra nhiều hơn một chút, khách hàng thậm chí có thể gọi được các số điện thoại đã chặn người gọi tiếp thị.
Cô Fan Kaiyi cho biết cô không thể không bắt máy vì không cách nào biết được ai đang ở đầu dây bên kia. "Người gọi tới có thể là khách hàng mới hoặc người giao hàng trực tuyến hoặc thậm chí là người giao thực phẩm", Fan nói.
Zhang Kai, quê ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, cho biết anh từng nhận 2 đến 3 cuộc gọi làm phiền mỗi ngày, nhưng gần đây đã tăng lên 8 cuộc gọi/ngày.
"Trước đây tôi có thể tức giận với người gọi làm phiền. Nhưng giờ với robot, tôi không biết trút giận lên ai", Zhang cho biết, nói thêm rằng chương trình AI đủ tinh vi để trả lời các câu hỏi của anh một cách linh hoạt.
Các ứng dụng sử dụng AI phát triển mạnh ở Trung Quốc kể từ khi quốc gia này triển khai kế hoạch "Made in China 2025", nhằm chuyển trọng tâm của nền kinh tế từ sản xuất sang dịch vụ.
Theo Hãng nghiên cứu thị trường Zion, thị trường giọng nói thông minh của Trung Quốc trị giá tới 2,3 tỉ USD vào năm 2017, chiếm hơn 1/3 thị trường toàn cầu vào thời điểm đó.
Thị trường toàn cầu dự kiến tăng lên 19,6 tỉ USD vào năm 2025. Ở Trung Quốc, "trợ lý giọng nói" không chỉ được tích hợp vào điện thoại và ôtô mà còn cả tivi, tủ lạnh và tiên tiến đến mức khó phân biệt được với con người.
Tuy nhiên, các công ty dường như chưa quan tâm đến tính hợp pháp hay đạo đức trong lĩnh vực này. Bằng chứng là cả Fan và Zhang đã nhận được các cuộc gọi hỏi xem họ có muốn mua bằng giả và chứng chỉ giả hay không.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận