29/03/2024 15:32 GMT+7

Huế khuyến khích người dân hỏa táng

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành chính sách hỗ trợ các gia đình thực hiện việc hỏa táng người thân đã khuất thay vì chôn cất.

Cơ sở hỏa táng đầu tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở nghĩa trang nhân dân phía Nam của tỉnh - Ảnh: LÊ ĐÌNH HOÀNG

Cơ sở hỏa táng đầu tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở nghĩa trang nhân dân phía Nam của tỉnh - Ảnh: LÊ ĐÌNH HOÀNG

Ngày 29-3, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết tỉnh vừa có buổi làm việc với cơ sở hỏa táng Phúc Lạc Viên - Đài hóa thân hoàn vũ ở nghĩa trang nhân dân phía Nam của tỉnh (xã Thủy Phủ, thị xã Hương Thủy).

Hỗ trợ tiền để khuyến khích người dân hỏa táng

Đây là cơ sở hỏa táng đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế được đầu tư quy mô lớn với tổng số tiền hơn 128 tỉ đồng. Công trình gồm 6 lò hỏa táng bằng điện, được xây dựng khang trang và đầu tư nhiều công nghệ hiện đại.

Khu hỏa táng được thiết kế tựa một công trình văn hóa tâm linh với những hạng mục chính bao gồm: khu tổ chức tang lễ, khu lò hỏa táng, đền trình thần linh, nhà điều hành, khu tượng Phật tâm linh, phòng chờ, phòng lạnh bảo quản thi hài và các công trình phụ trợ khác.

Trước đó tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã ban hành chính sách hỗ trợ tiền để khuyến khích người dân toàn tỉnh hỏa táng thay vì thổ táng người thân sau khi qua đời như truyền thống bấy lâu nay.

Theo đó tỉnh sẽ hỗ trợ chi phí hỏa táng 6,5 triệu đồng với người mất trên 10 tuổi có hộ khẩu thường trú ở tỉnh. Hỗ trợ 4,5 triệu đồng với trường hợp cải táng nhưng thân thể chưa tiêu và 3,5 triệu đồng đối với người mất dưới 10 tuổi.

Người chết không xác định được nhân thân hoặc có nhưng không có người thân lo an táng sẽ được hỗ trợ 100% chi phí theo hóa đơn của cơ sở hỏa táng.

Xá lợi của thiền sư Thích Nhất Hạnh được đưa về chùa Từ Hiếu sau khi hỏa táng (lễ trà tỳ) - Ảnh: Quỳnh Nga

Xá lợi của thiền sư Thích Nhất Hạnh được đưa về chùa Từ Hiếu sau khi hỏa táng (lễ trà tỳ) - Ảnh: Quỳnh Nga

Mạnh dạn nhưng chưa đủ

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết tỉnh đã rất mạnh dạn khi đưa ra chính sách này. Tuy nhiên theo ông Hoa, để thay đổi quan niệm của người Huế trong việc tổ chức an táng người thân thì với chính sách này là chưa đủ.

"Cư dân Huế có phần khác biệt với người dân ở các đô thị lớn khác trong cả nước khi có phần nặng lòng hơn trong việc chăm lo mộ phần của tổ tiên, người thân đã khuất. Do vậy để vận động người dân bỏ một tập quán thổ táng chuyển sang hỏa táng là rất khó khăn", ông Hoa nhận định.

Theo ông Hoa, chính sách hỗ trợ người dân hỏa táng của Huế là mạnh dạn nhưng chưa đủ. 

Cần kèm theo đó là một cuộc vận động, tuyên truyền để người dân hiểu hơn việc hỏa táng, đem tro cốt người thân an táng tại nghĩa trang, gửi ở chùa hay đưa về nhà… là một xu hướng văn minh của thế giới.

Ông Hoa cho rằng phần đông người Huế theo đạo Phật nên cuộc vận động này đầu tiên nên bắt đầu trong giới tăng ni, Phật tử rồi sau đó lan rộng ra khắp xã hội.

"Bản thân các cơ sở hỏa táng cũng cần có thêm các chính sách hỗ trợ người dân ngoài chính sách của tỉnh đã ban hành. Chính sách hỗ trợ này không chỉ là về tiền, mà ưu tiên vị trí thật đẹp, trang trọng… để an táng người đã khuất", ông Hoa nói.

Ngoài ra về phía tỉnh, ông Hoa cho rằng cần đầu tư thêm những khu vực nghĩa trang thật đẹp, nhiều cây xanh theo hình thức công viên dành riêng cho người thân được hỏa táng.

Cố Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường được hỏa táng ở Bắc KinhCố Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường được hỏa táng ở Bắc Kinh

Di hài ông Lý Khắc Cường đã được chuyển từ Thượng Hải về Bắc Kinh trên một chuyến bay đặc biệt ngày 27-10, và sẽ được hỏa táng vào ngày 2-11.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên