Thứ 6, ngày 23 tháng 4 năm 2021
Hơn 200 học sinh TP.HCM háo hức 'tự tay' đo chu vi Trái đất
TTO - Hơn 200 học sinh cấp 3 ở TP.HCM cùng tìm hiểu sự chuyển động của Mặt trời trên bầu trời, sự thay đổi bóng nắng theo mùa... và thực hành đo chu vi trái đất, khoảng cách từ TP.HCM đến xích đạo.

Các đội thực nghiệm đo chu vi trái đất - Ảnh: NHƯ HÙNG
Sáng 21-3, Tổ chuyên môn địa lý, vật lý Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q5, TP.HCM) tổ chức buổi ngoại khóa Thực nghiệm đo chu vi trái đất trong ngày xuân phân cho học sinh các trường THPT trong cụm 3 như Trường THPT Trần Hữu Trang, Hùng Vương, Sương Nguyệt Anh, An Đông, Diên Hồng, THTH Sài Gòn, Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh…
Buổi ngoại khóa có hơn 200 học sinh tham dự cùng các thầy cô bộ môn địa lý, vật lý.
Tại buổi thực nghiệm, các em học sinh học cách đo chu vi trái đất, khoảng cách từ TP.HCM đến xích đạo, địa điểm, tọa độ gồm vĩ độ - kinh độ…

Học sinh đang ghi thời gian bóng nắng di chuyển trong buổi thực nghiệm đo chu vi trái đất trong ngày xuân phân - Ảnh: NHƯ HÙNG
Theo thầy Ngô Hùng Cường - phó hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên, buổi học nhằm giúp các học sinh hiểu thêm về các vấn đề cơ bản nhất của thiên văn học: hình dạng Trái đất, chuyển động của Mặt trời trên bầu trời, sự thay đổi bóng nắng theo mùa, sự khác nhau giữa giờ Mặt trời và giờ sinh hoạt...
Bên cạnh đó tạo cơ hội để các em ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế, tích lũy thêm kiến thức từ thực nghiệm về địa lý, thiên văn, vật lý, toán học, phát huy tính sáng tạo và niềm đam mê khoa học.
"Buổi học rất hay và bổ ích cho học sinh chúng em, qua đó chúng em vận dụng được những bài học lý thuyết đưa vào thực tế, ngoài ra cũng là dịp chúng em được giao lưu học hỏi thêm từ các bạn ở những trường khác", Trần Quang Huy - học sinh Trường trung học thực hành Sài Gòn, vui vẻ nói.

Anh Đặng Tuấn Duy, CLB thiên văn TP.HCM, hướng dẫn học sinh các trường cách đo chu vi trái đất trong ngày xuân phân 21-3-2019 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Thầy cô và học sinh Trường THPT Nguyễn An Ninh cùng nhau trao đổi tính toán thông số trong buổi thực nghiệm đo chu vi trái đất - Ảnh: NHƯ HÙNG

Giáo viên Trường THPT Trần Khai Nguyên hướng dẫn học sinh cách ghi thời gian bóng nắng di chuyển trong buổi thực nghiệm đo chu vi trái đất - Ảnh: NHƯ HÙNG

Học sinh trường Trần Khai Nguyên canh thời gian bóng cọc di chuyển trong buổi thực nghiệm đo chu vi Trái đất - Ảnh: NHƯ HÙNG

Học sinh trao đổi trong lúc chờ bóng nắng di chuyển trong buổi thực nghiệm đo chu vi Trái đất - Ảnh: NHƯ HÙNG

Quang cảnh buổi ngoại khóa thực nghiệm đo chu vi Trái đất - Ảnh: NHƯ HÙNG

Học sinh Trường THCS-THPT Sương Nguyệt Anh thực hành đo chu vi Trái đất - Ảnh: NHƯ HÙNG

Giáo viên cùng học sinh đội Trường Trung học thực hành Sài Gòn đang đo và tính thời gian trong buổi thực nghiệm đo chu vi Trái đất - Ảnh: NHƯ HÙNG
-
TTO - Thương hiệu gạo ST25 "ngon nhất thế giới" có nguy cơ bị mất vì một số doanh nghiệp tại Mỹ đang xúc tiến đăng ký quyền bảo hộ, sở hữu trí tuệ. Cơ quan chức năng nói gì về việc này?
-
TTO - "Ca đặc biệt dành cho những học sinh thân quen với cô giáo và một số cháu nhà gần nhà cô và gần trường. Lớp khoảng 14-15 cháu, nhưng vì giờ học quá sớm nên rụng dần còn 6-7 cháu. Để kịp vào học, cháu phải dậy từ 5h...
-
TTO - Nghi phạm Trần Trọng Ca bất ngờ xông vào nhà thờ giáo xứ An Khê (Gia Lai) đâm bị thương một linh mục và một người dân, sau đó lái xe hơi đi mua xăng để đốt nhà thờ.
-
TTO - Tại phiên họp định kỳ lần thứ 9 của Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk đã xem xét, thi hành kỷ luật nhiều cán bộ, lãnh đạo vì để mất rừng, bổ nhiệm sai, cán bộ công an 'giới thiệu cho vay nặng lãi'…
-
TTO - Sau hơn chục ngày im lặng, đại sứ Bỉ tại Hàn Quốc Peter Lescouhier lên tiếng xin lỗi thay mặt vợ vì vụ vợ của ông - bà Xiang Xue Qiu, một người gốc Trung Quốc - tát sưng mặt nhân viên bán hàng ở Seoul.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận