Tại hội thảo thảo luận về quy tắc thuế suất tối thiểu toàn cầu được tổ chức hôm 24-2, ông Thomas McClelland - phó tổng giám đốc phụ trách dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam - đã đưa ra nhận định trên.
"Vì khi đó các quốc gia đầu tư thuộc khối EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác sẽ thực hiện thu thuế bổ sung, nhiều khả năng bắt đầu từ năm 2024", ông McClelland khuyến cáo. Theo TS Cấn Văn Lực, sẽ có sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư khi một loạt quốc gia áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu 15% từ năm sau.
Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cần rà soát, đánh giá đầy đủ chính sách ưu đãi thuế gồm những gì. Nếu áp dụng mức thuế 15%, đối tượng chịu tác động là ai, mức độ, quy mô ra sao?
"Để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, thu hút thêm dòng vốn ngoại, Việt Nam cần cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, minh bạch và nhất quán hơn nữa. Đây là những lợi thế mang lại gấp hơn nhiều lần chi phí tài chính mà nhà đầu tư phải trải qua" - ông Lực khuyến nghị.
Ông Son Won Sik, chủ tịch Kocham, cũng cho rằng Việt Nam cần cải thiện môi trường đầu tư, bảo vệ quyền đánh thuế của mình.
"Có một số giải pháp như ưu đãi dựa trên chi phí phù hợp với tình hình Việt Nam, điểm mạnh của nó sẽ ngăn chặn chuyển giá, chuyển lợi nhuận, giúp khuyến khích đầu tư thực chất vào Việt Nam, đưa ra phương án đầu tư dài hạn tại Việt Nam", ông Son Won Sik gợi ý.
Theo ông Lưu Đức Huy - vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế), quy tắc thuế suất tối thiểu toàn cầu sẽ áp mức 15% đối với các doanh nghiệp thuộc tập đoàn đa quốc gia có quy mô doanh thu hợp nhất toàn cầu hằng năm trên 750 triệu euro.
Dự kiến vào năm 2024, có 21 nước EU và một số nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản... sẽ áp dụng quy tắc này và Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng dù có áp dụng quy tắc này hay không.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận