Do vậy, người có trách nhiệm cần phải giải trình và trả lời với người dân, không được lùi thêm thời gian hoàn thành.
Việc này còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường thu hút kêu gọi đầu tư, niềm tin người dân bị giải tỏa phải di dời để bàn giao mặt bằng thi công.
Mỏi mòn chờ đợi đường cao tốc
Không ít nguyên nhân dẫn đến chậm trễ, ngưng thi công và doanh nghiệp là nhà thầu thi công lại gánh chịu thiệt hại. Bạn tôi là chủ một doanh nghiệp làm thầu phụ thi công tại dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành đã bất an tới bất bình vì không được thanh toán chi phí đã thi công. Nhân viên nghỉ việc, máy móc thiết bị "nằm" im, dừng các công việc trong khoảng thời gian dài.
Dự án này có quy mô chiều dài 57,8km khởi công từ tháng 7-2014, dự kiến thời gian thi công trong 4 năm. Bao niềm hân hoan với nguồn vốn vay được từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và JICA, nhiều người nghĩ dự án sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng theo kế hoạch.
Trải qua gần 5 năm kể từ tháng 9-2018, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam được chuyển từ Bộ Giao thông Vận tải về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước. Dự án chậm trễ kéo dài chỉ vì công tác phối hợp chưa thể điều chỉnh dự án dẫn đến không gia hạn được hiệp định vay...
Cần "nhạc trưởng" để xốc tiến độ
Chính phủ rất quan tâm và chỉ đạo ưu tiên nguồn lực đầu tư cho cao tốc, dự án giao thông trọng điểm quốc gia. Tết dương lịch, ngay từ ngày đầu năm 2023 Thủ tướng đã phát lệnh khởi công đồng loạt 12 dự án cao tốc trên trục Bắc - Nam. Tết âm lịch vừa qua, Thủ tướng cũng đã chọn các công trình giao thông trọng điểm quốc gia cho chuyến công tác đầu năm mới đến kiểm tra, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, cương quyết "ai không làm được thì thay thế, đứng ra một bên để người khác làm".
Nghị quyết, quy trình, văn bản do con người ban hành và áp dụng nhằm tạo thuận lợi, kiểm soát, phục vụ sự phát triển chứ không phải rào cản thực hiện.
Những bất ổn thời gian qua cần được xem xét thấu đáo, rút kinh nghiệm, tránh lặp lại. Khâu nào trục trặc, liền có người phối hợp giải quyết trên tinh thần vì lợi ích chung.
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành có quy mô lớn, vốn đầu tư cao, thủ tục và khối lượng công việc phải làm liên quan đến nhiều bộ, ngành, cơ quan, đơn vị... Cần có "nhạc trưởng" từ Chính phủ đủ khả năng chỉ đạo, phân công nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng, làm đầu mối, thúc đẩy tiến độ thường xuyên, công khai kết quả giải ngân hằng tháng.
Qua đó mới kịp giải quyết trở ngại, xác định những việc nào cần làm trước, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, bố trí vốn cho dự án, hoàn thành thủ tục lựa chọn nhà thầu thi công...
Có thể xem xét giải pháp tình thế, cấp bách sớm khởi động lại dự án, bố trí nguồn vốn ngân sách, sử dụng các khoản kinh phí nhàn rỗi để thanh toán ngay khối lượng đã thực hiện cho các nhà thầu hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng, hạn chế kiện tụng ra Trung tâm Trọng tài quốc tế.
Đại dự án lãng phí cần cơ chế linh hoạt
Nên chăng với các dự án lớn sử dụng vốn nước ngoài, cần thêm cơ chế linh hoạt chủ động cho cơ quan quản lý. Chính phủ có thể ban hành nghị quyết cho chủ trương xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để cơ quan, đơn vị có liên quan hoàn tất ngay các thủ tục như điều chỉnh dự án, gia hạn hiệp định vay... Kể cả giao cơ quan chức năng làm việc với các nhà tài trợ thống nhất chủ động điều chỉnh linh hoạt các thủ tục, hài hòa nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ.
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành dang dở kéo dài dẫn đến đủ kiểu thiệt hại. Đội vốn, tăng nợ đọng xây dựng cơ bản, mỗi đồng vốn chi cho đầu tư phải trả giá đắt đỏ hơn, mất đi cơ hội phát triển.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận