Khoảnh khắc ông Kim Jong Un mời Tổng thống Hàn Quốc bước qua đất Triều Tiên - Video: AP
Cái nắm tay của hai nhà lãnh đạo ở biên giới dường như đã phá tan đi khoảng cách giữa hai đất nước vốn cùng một dân tộc.
Cố Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung, trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên cách đây 18 năm, đã từng nói một câu như thế này: "Chúng ta không thể giải tỏa hết ngay trong một lần những mối ác cảm chất chồng trong nửa thế kỷ qua. Thế nhưng bắt đầu làm nghĩa là đã hoàn thành được một nửa".
Một nửa còn lại liệu có thể giải quyết trong hoặc sau cuộc gặp thượng đỉnh lần ba này hay không? Hãy cùng hi vọng vào điều đó!
Tổng thống Moon Jae In, đã ghi tên vào lịch sử với tư cách là nhà lãnh đạo thứ ba của Hàn Quốc tham dự thượng đỉnh liên Triều kể từ sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Hơn ai hết, ông Moon là người mong muốn "chuyện Triều Tiên nên do người Triều Tiên giải quyết". Trong ảnh: Tổng thống Moon lên xe di chuyển về khu phi quân sự liên Triều sáng 27-4 - Ảnh: REUTERS
Đoàn hộ tống của tổng thống Moon di chuyển như bay trên đường. Một người dân Hàn Quốc ở Việt Nam nhắn với chúng tôi cầu mong hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần 3 sẽ suôn sẻ như cách đoàn xe Hàn Quốc phóng về phía bắc - Ảnh: REUTERS
10 phút sau khi ông Moon tới, bên kia biên giới Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong Un bắt đầu sải chân tiến thắng về giới tuyến quân sự liên Triều trong sự bảo vệ dày đặc của các cận vệ - Ảnh: REUTERS
Nhưng còn một thời khắc lịch sử nữa sẽ còn được nhắc tới nhiều hơn những cú bắt tay ngoại giao. Sau khi bước được vài bước chân sang phần đất trải sỏi của Hàn Quốc và dừng lại đôi lát cho truyền thông chụp ảnh, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã chìa tay về phần đất cát - phần đất của Triều Tiên trong làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Truyền thống đứng quá xa để có thể nghe thấy những gì hai nhà lãnh đạo trao đổi nhưng có thể đoán đó là hành động ngỏ ý muốn mời ông Moon Jae In bước chân sang đất Triều Tiên. Một thoáng ngạc nhiên, Tổng thống Hàn Quốc vui vẻ đã nắm lấy tay nhà lãnh đạo Kim Jong Un và bước qua lãnh thổ Triều Tiên. Vài bước chân ấy có thể sẽ là bước đi vạn dặm trong quan hệ liên Triều - Ảnh: REUTERS
Hình ảnh này sẽ còn được nhắc đến với tư cách một trong những minh chứng cho tinh thần hòa hợp, hòa giải dân tộc của hai miền Triều Tiên. Ông Kim Jong Un (trái) bắt tay ông Moon Jae In ngay trên giới tuyến quân sự chia cắt hai miền suốt 70 năm. Đồng hồ chỉ 7h30 giờ Việt Nam. Một thời khắc lịch sử - Ảnh: REUTERS
Có câu nói là ‘Nếu hợp sức hợp lòng thì thắng được cả trời xanh’. Nếu dân tộc chúng ta hợp nhất làm một thì không có gì là không đạt được. Vậy nên, tôi tin rằng một lúc nào đó chúng ta sẽ có thể nhìn lại thời kỳ chia cắt như một trang lịch sử đã qua
Cố Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung trong cuộc gặp với cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il tại Bình Nhưỡng năm 2000
Cận vệ bảo vệ xe của ông Kim Jong Un - Ảnh: REUTERS
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un tươi cười nhận hoa từ các em bé Hàn Quốc sau khi bước qua biên giới - Ảnh: REUTERS
Lễ đón cấp quốc gia nhà lãnh đạo Kim Jong Un được tổ chức ngay sau đó trước nhà Hòa bình - Ảnh: REUTERS
Hàn Quốc đã dành nghi thức cấp cao nhất để đón nhà lãnh đạo Triều Tiên - Ảnh: REUTERS
Người dân Hàn Quốc theo dõi sự kiện qua truyền hình trực tiếp - Ảnh: REUTERS
Lễ đón nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Hai nhà lãnh đạo đã cùng duyệt đội danh dự Hàn Quốc - Ảnh: REUTERS
Sau phần lễ đón, lần lượt ông Moon và ông Kim giới thiệu các thành viên tham dự phái đoàn thượng đỉnh liên Triều 2018. Người ta không thể nhớ nổi bao nhiêu lần hai nhà lãnh đạo đã cười với nhau trong sáng 27-4 - Ảnh: REUTERS
Hai nhà lãnh đạo sau đó tiến vào nhà Hòa bình. Tổng thống Moon vui vẻ đứng chờ ông Kim viết lưu bút - Ảnh chụp màn hình
Cả hai sau đó tiến vào phòng họp chính, nơi tổng thống Hàn Quốc giới thiệu bức tranh lớn vẽ hình núi Kim Cương ở Triều Tiên - Ảnh: AFP
Hai miền Triều Tiên sau đó tiến hành cuộc hội đàm chính thức. Trong ảnh: Nhà lãnh đạo Kim Jong Un nhận được sự tán dương từ các quan chức Hàn Quốc và quan chức tháp tùng sau khi phát biểu về một vấn đề - Ảnh chụp màn hình
Hi vọng tái thống nhất bán đảo Triều Tiên chưa bao giờ mạnh như lúc này trên bán đảo gồm hai quốc gia nhưng cùng một dân tộc - Ảnh: REUTERS
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận