Hào quang mặt trời ghi lại tại tỉnh Hà Nam trưa 24-8 - Video: MINH HẢI
Hiện tượng này kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ vào giữa trưa 24-8. Thời gian bắt đầu xuất hiện hào quang vào khoảng 11h trưa và rõ nét nhất lúc 12h30.
Người dân tại một số nơi ở tỉnh Nam Định, Thái Bình cũng thấy hiện tượng này.
Theo các nhà khoa học, đây là hiện tượng bình thường được gọi là hào quang mặt trời (còn gọi là halo).
Hào quang mặt trời xảy ra khi ánh sáng mặt trời tương tác với các tinh thể băng lơ lửng trong bầu khí quyển, tạo thành một quầng sáng màu trắng hoặc nhiều màu sắc đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Quầng sáng hào quang này thường là một vòng tròn bao quanh mặt trời, đôi khi cũng là các cung, điểm trên bầu trời.
Vào tháng 6-2020, hiện tượng quầng hào quang mặt trời cũng xuất hiện tại một số tỉnh thành như TP.HCM, Vũng Tàu, Kiên Giang, Đồng Nai.
Theo kinh nghiệm của người xưa thì các hiện tượng quang học giống như hào quang được cho là dự báo rằng sẽ có mưa trong vòng 24 giờ tới. Tuy nhiên, thực tế sự biến đổi khí hậu trong vài chục năm gần đây khiến điều này không còn chính xác.
Hào quang mặt trời xuất hiện ở Hà Nam trưa 24-8 - Ảnh: MINH HẢI
Hiện tượng kéo dài gần 2 giờ - Ảnh: MINH HẢI
Hào quang mặt trời xảy ra khi ánh sáng mặt trời tương tác với các tinh thể băng lơ lửng trong bầu khí quyển, tạo thành một quầng sáng màu trắng hoặc nhiều màu sắc đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím - Ảnh: MINH HẢI
Quầng sáng hào quang thường là một vòng tròn bao quanh mặt trời, đôi khi cũng là các cung, điểm trên bầu trời - Ảnh: MINH HẢI
Hiện tượng được ghi nhận ở Hà Nam, Nam Định và vài tỉnh khác - Ảnh: MINH HẢI
Nhiều người dân đã thích thú chia sẻ hình ảnh hào quang mặt trời lên mạng - Ảnh: MINH HẢI
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận