Trường hợp thiếu dấu mộc trên giấy khai sinh bản chính, tôi có thể làm lại được không?
Bạn đọc N.T.P. hỏi.
- Luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật (Đoàn luật sư TP.HCM) trả lời:
Mẫu giấy khai sinh (phụ lục 1 thông tư 04/2020/TT-BTP) quy định:
Người ký giấy khai sinh ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên, chức vụ và đóng dấu.
Con dấu được đóng sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền và phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ (theo khoản 1 điều 33 nghị định 30/2020/NĐ-CP).
Điều này đảm bảo rằng giấy khai sinh được cấp là bản chính hợp pháp và có giá trị pháp lý.
Tuy nhiên, trong quá trình đăng ký khai sinh có việc sai sót của cơ quan đăng ký hộ tịch dẫn đến giấy khai sinh của con bạn không được đóng dấu, ảnh hưởng đến tính hợp pháp của giấy khai sinh.
Đây là lỗi của công chức tư pháp - hộ tịch và cần được khắc phục.
Khoản 2 điều 7 nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, bạn có thể yêu cầu UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thực hiện thủ tục cải chính giấy khai sinh theo quy định cải chính hộ tịch nêu trên.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận