Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Viện Lowy (Úc) nhận định Việt Nam đang mang sức mạnh của một quốc gia tầm trung với ảnh hưởng ngoại giao ngày càng vươn xa, có vai trò trong các vấn đề khu vực và thế giới, là tiếng nói không thể thiếu tại các tổ chức và diễn đàn đa phương. Thực tế trong năm 2024 đã cho thấy rõ điều đó, khi các hoạt động đối ngoại diễn ra khắp các châu lục.
Lịch sử phát triển của nhân loại và bài học của các quốc gia đi trước cho thấy quốc gia nào muốn phát triển cũng đều cần trải qua thời kỳ vươn mình, bứt phá mà trong đó đối ngoại, ngoại giao có thể có những đóng góp quan trọng" - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao BÙI THANH SƠN chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Tuổi Trẻ nhân dịp Tết Ất Tỵ.
* Ông nhìn nhận như thế nào về bức tranh ngoại giao song phương và đa phương của Việt Nam năm qua?
- Trong bối cảnh môi trường bên ngoài biến động với nhiều bất ổn và xung đột, ta vẫn giữ cục diện hòa bình, ổn định và phát triển, nổi lên là một "điểm sáng" ở khu vực.
Các hoạt động đối ngoại được triển khai một cách chủ động, tích cực cả về chương trình và nội dung, đạt nhiều kết quả thực chất, tạo nên tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Trong năm 2024, các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao, diễn ra sôi động và rộng khắp các châu lục và tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng.
Lãnh đạo chủ chốt ta đã tiến hành tổng cộng 59 hoạt động đối ngoại, trong đó có 21 chuyến thăm tới các nước và tham dự các hội nghị đa phương; đón 25 đoàn lãnh đạo các nước thăm Việt Nam.
Ta cũng đẩy mạnh triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế, cụ thể hóa các khuôn khổ quan hệ được nâng cấp, ký kết mới hơn 170 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực nhất là các lĩnh vực ta có nhu cầu và lợi ích.
Bạn bè quốc tế ngày càng coi trọng, đánh giá cao, mong muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam.
Trong năm 2024, ta đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với các đối tác lớn như Úc, Pháp và Malaysia, nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược với Brazil, thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với Mông Cổ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE)..., qua đó tạo dựng khuôn khổ quan hệ với 32 đối tác hàng đầu, bao gồm các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống.
Với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Malawi, chúng ta đã chính thức có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước châu Phi, nâng các nước có quan hệ ngoại giao lên 194 nước, đưa hợp tác giữa Việt Nam với các nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, mang tính chiến lược, ổn định và lâu dài.
Ngoại giao kinh tế tiếp tục đóng góp tích cực vào những thành tựu kinh tế chung của đất nước, dù kinh tế thế giới còn trong giai đoạn khó khăn.
Nội hàm kinh tế ngày càng chiếm trọng số lớn trong các hoạt động đối ngoại các cấp, nhất là cấp cao. Qua đó kết nối, tranh thủ các đối tác như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo đồng thời tham gia các chuỗi cung ứng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết cũng như đón bắt làn sóng chuyển dịch đầu tư ở khu vực, thu hút FDI chất lượng cao và ODA thế hệ mới; mở rộng thị trường cho du lịch, lao động…
Đi cùng với đó là những tham mưu kịp thời các điều chỉnh chính sách, vấn đề mới nổi về công nghệ, tiêu chuẩn để có đối sách, qua đó bảo đảm an ninh kinh tế, tài chính, tiền tệ.
Trên bình diện đa phương, Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò, vị thế, uy tín và có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng quốc tế.
Trên các diễn đàn quốc tế như ASEAN, AIPA, Liên Hiệp Quốc, APEC, Tiểu vùng Mekong, G20, G7, BRICS, Phong trào Không liên kết, Pháp ngữ và OECD, Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò là bên đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào những ý tưởng, sáng kiến được nhiều nước đón nhận và hưởng ứng.
Tại các tổ chức mà ta đang đảm nhiệm các trọng trách như Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và 6/7 cơ chế điều hành quan trọng của UNESCO, Việt Nam đã phát huy hình ảnh và tiếng nói có trách nhiệm với cách tiếp cận toàn diện, tổng thể, hài hòa.
Cùng với đó là sự đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam trong các vấn đề chung toàn cầu như chống biến đổi khí hậu, gìn giữ hòa bình, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước.
* Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định Việt Nam sẽ tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Ngành ngoại giao sẽ đóng góp cho sứ mệnh bước vào kỷ nguyên mới như thế nào? Làm thế nào để chúng ta vừa thúc đẩy lợi ích quốc gia vừa hài hòa các lợi ích của khu vực và quốc tế, thưa ông?
- Với thế và lực mới sau gần 40 năm đổi mới và trước những yêu cầu cấp bách của thời đại, có thể nói đây là thời điểm "hội tụ" để đưa đất nước bước sang kỷ nguyên mới như Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu gần đây.
Trước hết, chúng ta đang sống trong một thế giới lợi ích đan xen, phụ thuộc lẫn nhau, sự phát triển của mọi quốc gia đều gắn liền với môi trường quốc tế.
Nhiệm vụ bao trùm của đối ngoại, ngoại giao là duy trì môi trường hòa bình, ổn định; tạo lập và củng cố vững chắc nhất cục diện đối ngoại thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đồng thời, trong bối cảnh khó có quốc gia nào, nhất là các quốc gia đang phát triển, ít nguồn lực có thể vươn lên mà không cần đến nguồn lực từ bên ngoài, đối ngoại và ngoại giao có nhiệm vụ kết nối nội lực với ngoại lực, trong đó nguồn lực trong nước là cơ bản, quyết định và nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá.
Nguồn lực đó bao gồm cả vật chất và tinh thần, được khơi thông và tạo lập từ việc tranh thủ các xu thế phát triển và liên kết kinh tế, trật tự thế giới đa cực, đa trung tâm, dựa trên luật pháp quốc tế và nhất là từ sức mạnh đột phá của kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0, đổi mới sáng tạo...
Bên cạnh đó, tầm vóc mới của đất nước đặt ra yêu cầu nâng cao vị thế, lan tỏa "sức mạnh mềm" tương xứng với tầm vóc lịch sử và văn hóa, vai trò chính trị và kinh tế của đất nước.
Sức mạnh mềm không chỉ là nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội mà cao hơn là gia tăng vị thế, ảnh hưởng của đất nước trong nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu và nền văn minh nhân loại.
Sức mạnh mềm đó bắt nguồn từ nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới; là đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa vì hòa bình, hợp tác và phát triển; xử lý các vấn đề quốc tế hài hòa, có lý, có tình; tôn trọng luật pháp quốc tế; là sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới.
Cuối cùng với vị thế và cách tiếp cận mới, Việt Nam cũng được kỳ vọng đóng góp nhiều hơn vào các công việc chung của thế giới và khu vực.
Luôn đặt lợi ích của đất nước, dân tộc lên trên hết nhưng cũng trên cơ sở hài hòa với lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia khác, với lợi ích chung của nhân loại trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Chia sẻ nguyện vọng chung của nhân dân thế giới về hòa bình, phát triển và một trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng dựa trên luật pháp quốc tế, Việt Nam sẽ làm hết sức mình để đóng góp có trách nhiệm vào việc hiện thực hóa các mục tiêu đó.
* Nhìn lại gần 40 năm làm việc trong ngành ngoại giao, đâu là những kỷ niệm ông cảm thấy đáng nhớ nhất?
- Là những cán bộ làm công tác đối ngoại, có lẽ những kỷ niệm sâu sắc nhất cũng là những điều đáng tự hào nhất là trong tiếp xúc, gặp gỡ bạn bè quốc tế, chúng tôi được nghe những đánh giá tích cực, sự ngưỡng mộ và khâm phục đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Có thể nói câu chuyện Việt Nam đã truyền cảm hứng cho cộng đồng quốc tế về sự vươn lên của một đất nước từng bị chiến tranh tàn phá nặng nề trở thành biểu tượng hòa bình, hữu nghị, phát triển năng động và đóng vai trò tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Trong nhiều thập niên qua, Việt Nam được xem là một biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc, là hiện thân của một đất nước anh dũng, kiên cường.
Trong các chuyến thăm của lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao ta đến các nước, lãnh đạo và bạn bè quốc tế còn nhắc mãi đến cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam, cho đó là "lương tri" của thời đại và còn nguyên giá trị cho thế giới ngày nay.
Tiếp nối niềm tự hào đó, Việt Nam còn được đánh giá cao từ một góc độ của một quốc gia đang vươn lên mạnh mẽ, phát triển năng động và đóng góp tích cực, trách nhiệm vào các vấn đề chung của thế giới.
Việt Nam đã trở thành một hình mẫu thành công trong phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong nhiều năm trong khi bảo đảm công bằng, tiến bộ về xã hội.
Vì lý do đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres trong nhiều cuộc tiếp xúc đã nhắc đến Việt Nam như một "hình mẫu của hòa bình và phát triển bền vững".
Những cán bộ làm công tác đối ngoại cảm thấy rất tự hào, tự tin khi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đa phương hóa, đa dạng hóa của ta đã góp phần bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia dân tộc, đồng thời được bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Không phải ngẫu nhiên mà dư luận quốc tế mong muốn tìm hiểu tại sao Việt Nam có thể duy trì quan hệ cân bằng, hài hòa, tích cực với tất cả các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống trong bối cảnh quốc tế đầy biến động.
----------------------------------------------------------------
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận