10/11/2013 06:55 GMT+7

Đọc chọn lọc, nhìn nhận nhiều chiều

BRIAN LETWIN (Người Mỹ, đồng sáng lập viên trang Saigoneer.com)
BRIAN LETWIN (Người Mỹ, đồng sáng lập viên trang Saigoneer.com)

TT - Tôi sống ở VN đã gần ba năm nay và tình yêu của tôi dành cho TP.HCM lớn đến mức tôi đã lập gia đình tại đây, tạo ra một trang web riêng để cập nhật những thông tin thú vị về thành phố này để mọi người cùng giao lưu, trao đổi.

Y8UjYIGq.jpgPhóng to
Brian Letwin - Ảnh: C.N.
0ddClYNr.jpgPhóng to

Còn nhớ thời điểm tôi mới đặt chân đến VN, rất ít người tại đây sở hữu những dòng máy tính bảng, điện thoại thông minh (smartphone), số người sử dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter cũng chưa nhiều... Theo thời gian, những điều trên đã trở nên phổ biến trong xã hội Việt (đặc biệt với người dân ở các khu đô thị).

Gần đây, thông qua báo chí, tôi biết được một số câu chuyện không hay diễn ra trên mạng xã hội tại VN, như tin đồn người bán hủ tiếu gõ nấu nước lèo bằng thịt chuột cống “lan tỏa” với tốc độ chóng mặt trước khi họ được báo chí chính thống minh oan...

Tất nhiên mạng xã hội là một thế giới mở nên bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Những tin đồn đầy ác ý... dĩ nhiên cũng xuất hiện ở Mỹ hoặc bất kỳ quốc gia nào khác. Hình phạt thích đáng cho những đối tượng tung tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến người khác là cần thiết, nhưng sẽ không dễ để Nhà nước can thiệp trong trường hợp này, bởi quản lý mạng xã hội là nhiệm vụ phức tạp, cần thời gian dài nghiên cứu trước khi đưa ra giải pháp. Theo tôi biết, Nhà nước VN hiện đã ra một số quy định xử phạt liên quan đến Internet... nhưng có vẻ phần đề cập tới Internet ở những văn bản trên vẫn còn chung chung, chưa đủ rõ và mức phạt chưa đủ răn đe.

Các bộ luật của Mỹ thường rất rõ ràng nhưng lại vướng vào vấn đề khác. Theo tôi được biết ở Mỹ hiện có 40 bang áp dụng luật bảo vệ giới tham gia truyền thông (bao gồm đối tượng cá nhân lẫn tổ chức), nhưng ít bang trong số này đề cập tới phạm trù mạng xã hội trong bộ luật của họ. Dù việc đâm đơn kiện ở Mỹ rất dễ dàng với mọi người, nhưng rất ít người kiện những vụ việc liên quan đến mạng xã hội ra tòa bởi điều này rất tốn kém về thời gian và tiền bạc. Theo quy định của luật pháp Mỹ, nếu bên A khởi kiện bên B vì tội lăng mạ A trên mạng xã hội thì cả hai bên đều phải mướn luật sư biện hộ. Trong trường hợp bên A thua cuộc phải trả cả án phí lẫn tiền mướn luật sư cho cả bên A lẫn bên B. Chính vì vậy mà khi thấy sự việc bắt đầu căng thẳng, hai bên sẽ gặp nhau bàn bạc hướng giải quyết ổn thỏa để tránh trường hợp xấu nhất là đưa nhau ra tòa.

Ngoài ra, theo tôi biết, trong nhiều trường hợp luật ở mỗi bang một khác nên không dễ để tòa án có thể thống nhất nhau về việc xử lý những vụ việc liên quan đến mạng xã hội. Ví dụ một người sống ở bang A viết blog lăng mạ một người ở bang B thì mỗi bên đều có quyền lấy luật của bang mình để bảo vệ hoặc khởi kiện bên kia...

Cụ thể vào năm 2010, một blogger nổi tiếng ở bang Washington bị khởi kiện tại bang Florida vì viết bài gây ảnh hưởng đến người ở bang Florida. Blogger trên sau đó cho rằng bà sống tại bang Washington nên bà chỉ cần tuân theo luật của bang Washington (điều hiển nhiên sẽ có lợi cho bà), không việc gì phải tới bang Florida để chịu án. Tuy nhiên, sau đó bà vẫn buộc phải đến Florida tham dự phiên tòa bởi luật ở Florida quy định nếu bài viết trên mạng của bà có thể truy cập và đọc được tại Florida thì bà vẫn phải chịu luật ở đây. Đôi khi chúng tôi phải nhờ đến tòa án liên bang và điều này rõ ràng rất phức tạp.

Nhân đây, tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ VN về văn hóa đọc và phân tích vấn đề của bạn đọc ở Mỹ. Ở Mỹ, chúng tôi được giáo dục phải đọc thông tin cẩn thận, nhìn nhận vấn đề ở nhiều chiều chứ không thể chỉ đọc thụ động với những thứ được bày biện trước mắt.

Nói về việc một số trang mạng xã hội cố tình lợi dụng những câu chuyện giật gân, không có thật... để câu view, tôi nghĩ chiêu trò này chính là “con dao hai lưỡi” với họ. Ở Mỹ từng có trường hợp một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng tuột dốc không phanh trong sự nghiệp sau khi bị người xem phát hiện đã đưa tin không trung thực. Bằng việc đăng những thông tin không trung thực, bạn có thể thu hút lượng view nhiều trong giai đoạn đầu, nhưng nguy cơ bị mọi người quay lưng, đánh giá thấp chắc chắn sẽ rất cao.

Ông C.G. FEWSTON(người Mỹ, thạc sĩ giáo dục học):

Tạo trang web để bảo vệ người trẻ trước những vấn đề của mạng xã hội

Đầu tháng 9, tại Mỹ có một trường hợp thương tâm xảy ra với nạn nhân của cyberbullying (tạm dịch: nạn bắt nạt trên mạng). Nữ sinh Rebecca Sedwick (12 tuổi) sau thời gian dài liên tục bị bạn học nhắn tin chế giễu, nói xấu... đã quyết định tự tử bằng cách nhảy lầu. Những kẻ chọc phá Rebecca sau đó đã bị bắt và bị buộc tội giết người cấp độ 3 tại Florida. Rõ ràng trong xã hội công nghệ hiện đại, những câu nói, những dòng chữ vô tâm xuất hiện trên mạng xã hội có khi là thủ phạm giết người.

Để bảo vệ người trẻ trước những vấn đề của mạng xã hội, quốc gia chúng tôi có những giải pháp trước mắt như tạo trang web để mọi người có thể tìm đến lúc cần thiết như: stopcyberbullying.org, Stompoutbullying.org, Stopbullying.gov (trang của nhà nước)...

Ở những trang web trên, mọi người có thể tìm thấy thông tin về: cách nhận diện và phòng chống nạn bắt nạt trên mạng, cách thức liên lạc những nơi có thể hỗ trợ nạn nhân (thông qua đường dây nóng của trang web hoặc cơ quan địa phương), cập nhật tin tức về những câu chuyện xoay quanh vấn đề trên kèm giải pháp gợi ý, những chính sách, bộ luật (được cập nhật thường xuyên) mà nạn nhân có thể tham khảo để tự bảo vệ...

Chúng tôi cũng tìm cách nâng cao nhận thức của người trẻ về tầm ảnh hưởng của mạng xã hội, về bản lĩnh sống, cách ứng xử nhân văn...

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Báo chí giật gân đi ngược lại đạo đức nghề báo“Like” không cứu nổi mạng người“Câu view” hay câu... cá?Không ai phạt nên cứ câu viewCó view mới có quảng cáo, nhưng...

BRIAN LETWIN (Người Mỹ, đồng sáng lập viên trang Saigoneer.com)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên