17/10/2023 16:18 GMT+7

Để suất ăn bán trú không bị cắt xén, đủ dinh dưỡng: Trách nhiệm đầu tiên là nhà trường

Xung quanh câu chuyện suất ăn bán trú trong trường học làm sao không bị cắt xén, đủ dinh dưỡng..., nhiều bạn đọc đã gởi ý kiến chia sẻ. Trong đó có các hiến kế rất thiết thực từ những bạn đọc từng là đấu bếp.

Suất ăn bán trú của Trường THCS Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội - Ảnh: Phụ huynh cung cấp

Suất ăn bán trú của Trường THCS Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội - Ảnh: Phụ huynh cung cấp

Như Tuổi Trẻ Online thông tin: Bức xúc vì bữa ăn của con em với giá 32.000 đồng nhưng "lèo tèo vài cọng giá, một miếng giò (chả), một ít khoai tây, vài miếng cá rán", một phụ huynh ở Trường THCS Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội đã phản ánh lên lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận.


Vì sức khỏe của thế hệ mầm non của đất nước, chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm để điều chỉnh chất lượng dinh dưỡng cho các suất ăn của các con".
Trích ý kiến bạn đọc Ngan Pham

Ngày 12-10, Phòng Giáo dục và Đào tạo Hà Đông đã phối hợp Trung tâm Y tế quận Hà Đông, Trạm y tế phường Yên Nghĩa tổ chức kiểm tra đột xuất để xác nhận thông tin được phản ánh.

Theo báo cáo của Trường THCS Yên Nghĩa, nhà trường ký hợp đồng với Công ty TNHH thương mại và chế biến suất ăn Hoa Sữa, cung cấp suất ăn bán trú cho học sinh với số lượng dao động khoảng 500 suất/ngày.

Giá bữa ăn là 32.000 đồng (bao gồm cả thuế VAT 8%, nhân công, nhiên liệu, thực phẩm chế biến, khấu hao cơ sở vật chất phục vụ nấu ăn).

Thực đơn hằng ngày do nhà trường và phụ huynh học sinh lựa chọn và kiểm duyệt, được công khai.

Sau khi nhận thông tin phản ánh từ phụ huynh, nhà trường và đại diện phụ huynh học sinh đã có buổi làm việc với công ty cung cấp các suất ăn.

Theo đó, công ty xác nhận do số lượng suất ăn trong một buổi nhiều, khoảng 500 suất và chia trong vòng 30 phút để đảm bảo thức ăn nóng, do chỉ có vài nhân viên phục vụ nên các suất ăn chưa được chia đều nhau.

"Các nhân viên chia thức ăn đã nhận lỗi về việc này, bên công ty đã tổ chức rút kinh nghiệm và nhận thiếu sót, cử bổ sung người về giám sát bếp ăn.

Ban giám hiệu nhà trường cũng đã nhận lỗi thiếu sót trong việc giám sát khâu chia khẩu phần ăn do chưa bố trí cán bộ giám sát trong quy trình này.

Đồng thời làm việc với ban đại diện phụ huynh học sinh để xin rút kinh nghiệm, cam kết tiếp tục giám sát chặt chẽ bữa ăn bán trú, không để lặp lại sự việc", báo cáo nêu.

"Không ban bệ nào kiểm tra được đâu, chỉ có làm ở bếp mới biết được"

Bạn đọc địa chỉ mail ngot****@gmail.com chia sẻ: "Tôi từng làm bếp trong ngành giáo dục hơn 10 năm, qua ba đời hiệu trưởng. Hiệu trưởng thứ nhất tôi làm được 3 năm trước khi cô hưu. Phải nói là cô thương học trò như con. Phần ăn của học sinh không được cắt giảm một đồng, vì thế bữa ăn trưa và xế của học sinh dinh dưỡng rất đầy đủ.

Tương tự đời hiệu trưởng thứ hai cũng giống đời hiệu trưởng thứ nhất. Cô làm được 5 năm cũng về hưu".

Tuy nhiên, theo bạn đọc này: "Đến đời hiệu trưởng thứ ba thì tôi không biết nói gì hơn. Thu tiền ăn cao hơn, mọi thứ đều cao hơn nhưng ngược lại phần ăn của học sinh nhìn chảy nước mắt. Cắt giảm đủ thứ. Vì vậy tôi bất mãn xin nghỉ luôn, ở lại bức xúc có ngày tự hại bản thân nên xin nghỉ ra khỏi trường đỡ ức chế".

Từ kinh nghiệm làm bếp qua ba đời hiệu trưởng, bạn đọc này cho rằng nếu có kiểm tra bữa ăn của học sinh bán trú mà báo trước một tuần thì: "Có kiểm tra cũng như không vì ngày kiểm tra được báo trước bữa ăn của học sinh, ngày kiểm tra ăn uống đầy đủ, qua ngày hôm sau lại cắt giảm xuống tận đáy".

Cũng tự giới thiệu từng làm bếp lo suất ăn bán trú cho học sinh, bạn đọc tên Hương viết: "Tôi đã làm thêm ở một bếp ăn của một trường nổi tiếng và tận tay xới cơm làm thức ăn rồi chia cho các con. Nói ra thì đau lòng, xót xa lắm! Tất cả vì lợi nhuận của đồng tiền".

Bạn đọc này kể: "Không phụ huynh nào, ban bệ nào kiểm tra được đâu, chỉ có làm ở bếp mới biết được. Hầu hết các con có ăn được đâu. Nhưng các con vẫn phải ăn bán trú. Tôi biết, các mẹ đều biết hết nhưng vẫn phải cho con ăn bán trú. Còn thực tế các bữa ăn các con khổ lắm, thậm chí hạt cơm còn bị ăn cơm nguội từ hôm trước có mùi.

Đến bây giờ lương tâm tôi vẫn còn cắn rứt vì đồng tiền lương mà đã làm ở đó một thời gian và đã tự tay xới những hạt cơm đó cho các con".

Và như vậy, chẳng lẽ khẩu phần ăn của con em chúng ta phó thác vào lương tâm của hiệu trưởng và ban giám hiệu nhà trường?

Hiến kế để khẩu phần ăn con em chúng ta không bị cắt xén, đủ dinh dưỡng

Cho rằng dù là lỗi của bộ phận nào đi nữa thì thiệt thòi cũng là các cháu, nhiều phụ huynh đã gởi nhiều ý kiến đóng góp để suất ăn bán trú được quan tâm hơn.

Bạn đọc David Tèo viết: "Theo tôi, 32.000 đồng với số lượng nhiều thì bữa ăn rất ngon, hơn nữa học sinh tiểu học cũng không ăn nhiều nên phải có chất lượng".

Góp thêm một góc nhìn, bạn đọc Hồ Tiến Vũ đề nghị: "Công nghệ thông tin đâu mà không áp dụng, lắp camera vào phòng ăn rồi cho phép phụ huynh truy cập vào. Cần minh bạch hóa hoạt động và công tác thu chi của cơ sở công lập".

Suy nghĩ tương tự, bạn đọc Trung Nguyễn bổ sung: "Các trường ăn bán trú cứ lắp camera nơi nhà ăn và cho đại diện mỗi lớp 2 đến 3 người có quyền truy cập camera theo dõi là ổn và minh bạch".

Ở trường học, với số lượng học sinh nhiều thì 20.000 đồng/suất ăn vẫn đảm bảo?Ở trường học, với số lượng học sinh nhiều thì 20.000 đồng/suất ăn vẫn đảm bảo?

TTO - Rất nhiều bạn đọc đã gửi phản hồi về Tuổi Trẻ Online sau khi đọc bài "Với 20.000 đồng, học sinh TP.HCM ăn gì trong bữa trưa giữa thời vật giá leo thang?".

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên