Và cái đó thể hiện ông Giáp là người trung thành nhất, thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng, nhân cách Bác Hồ nhất. Thể hiện trong chuyện Bác Hồ nêu vấn đề xây dựng đất nước thì phải lấy độc lập, tự do dân chủ, đoàn kết toàn dân làm đầu.
Phóng to |
Đại tá Lê Trọng Nghĩa - Ảnh: Việt Dũng |
Có hai sự kiện ngay ngày đầu Cách mạng, trước cả ngày Độc lập mà tôi muốn nêu ra để mọi người cùng chia sẻ cái nhìn của mình: Khoảng ngày 23-8-1945 ở Hà Nội, lúc bấy giờ tôi là ủy viên phụ trách đối ngoại và ngoại giao của Ủy ban nhân dân cách mạng Bắc bộ. Cho đến ngày 22-8, tôi vẫn liên lạc với phía Nhật. Từ ngày 23-8 trở đi thì việc liên lạc và giải quyết với Bộ tổng tư lệnh Nhật không phải do tôi phụ trách nữa, lúc bấy giờ do Đại tướng phụ trách. Khi ấy không ai nói rõ, nhưng đều hiểu ông Giáp thay mặt cho trung ương, Việt Minh...
Bối cảnh lúc đó là một lực lượng lớn quân đội Nhật đang co cụm về Thái Nguyên và chủ trương của ta là sẽ đánh vào Thái Nguyên. Tuy nhiên, ông Giáp thay mặt cho chính quyền mới đặt vấn đề chính thức đình chỉ đánh Thái Nguyên, hòa hoãn với Bộ tổng tư lệnh Nhật. Giải phóng quân của ta sau khi rút hết ở Thái Nguyên về cầu Long Biên, bị hiến binh Nhật giữ không cho vào, ông Giáp lại ra mặt giải quyết. Tất cả những chuyện đó ông Giáp giải quyết với Nhật trong hòa khí, không hề có đổ máu.
Sự việc thứ hai là ngày 22-8-1945, phái bộ đồng minh do Patti (thiếu tá Archimedes Patti, sĩ quan Cục Tình báo chiến lược Mỹ - PV) dẫn đầu xuống Hà Nội. Khi xuống Hà Nội, việc tiếp xúc đầu tiên là gặp tôi. Đoàn của Patti lúc bấy giờ được coi là đoàn của phái bộ đồng minh gặp chính thức lần đầu tiên với đoàn của ông Giáp ở một ngôi nhà gần hồ Hoàn Kiếm (nhiều sử liệu cho biết đó là ngôi nhà số 48 Hàng Ngang - PV). Qua cuộc gặp đó, cờ đỏ sao vàng Việt Nam lần đầu tiên được dựng ngang hàng với cờ Mỹ, cờ Anh, cờ Pháp, cờ Trung Quốc. Đó là vào ngày 25-8. Cuộc họp đó coi như là cuộc họp gần như chính thức của Việt Nam mới với phái bộ đồng minh. Sau buổi đó, đoàn ông Giáp mới giới thiệu Patti đến gặp Bác Hồ tại Bắc bộ phủ. Ông Giáp khi đó không có chức danh gì nhưng thực tế đã làm công việc của một bộ trưởng ngoại giao.
Hai sự việc đó do ông Giáp quyết định và đại diện. Từ đó, tôi nhìn nhận ông Giáp không chỉ là ông tướng đánh trận, ông Giáp còn làm nhiệm vụ giữ gìn hòa bình trong lúc đất nước hỗn loạn. Ông Giáp là người đã biết thay mặt chính quyền sắp thành lập để đối phó với Nhật và đồng minh. Còn đang định đánh Nhật ở Thái Nguyên nhưng ông Giáp lại đại diện ký quyết định ngừng chiến, bắt tay. Các nước trên thế giới trong tình thế đó rất dễ bị tiêu diệt. Sự kiện ở Việt Nam diễn ra như thế là bởi có một nhân vật như ông Giáp đứng ra dàn xếp.
Kháng chiến bùng nổ, tôi trở thành chánh văn phòng Bộ tổng chỉ huy và sau đó là chánh văn phòng Bộ Quốc phòng. Ông Giáp vừa là tổng tư lệnh, vừa là bí thư Quân ủy trung ương. Chúng tôi gắn bó với nhau đến tháng 1-1968. Những biến cố của chiến tranh và thời cuộc đã khiến chúng tôi phải xa cách đến gần 20 năm mới gặp lại, nhưng lúc nào tôi cũng nghĩ về ông như một vị tướng của hòa bình. Chúng tôi, những người lính, những người đàn ông, có những điều chẳng bao giờ cần nói, chỉ nghĩ đến nhau là hiểu.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp 102 mùa xuân cuộc đờiHuyền thoại mùa thuĐề nghị thành lập Bảo tàng Võ Nguyên GiápChúc thọ Đại tướng Võ Nguyên GiápTriển lãm ảnh Đại tướng Võ Nguyên GiápĐại tướng Võ Nguyên Giáp và người vợ liệt sĩ Nguyễn Thị Quang TháiTặng tỉnh Quảng Bình tượng Đại tướng Võ Nguyên GiápXem ảnh đời thường Đại tướng Võ Nguyên GiápCuộc đời đại tướng qua ảnhTổ chức 2 ngày quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận