Phóng to |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lần trở lại thăm Điện Biên Phủ tháng 4-1994 - Ảnh: Catherine karnow |
Thông báo ghi rõ: "Linh cữu đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ viếng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7g30 ngày 12-10-2013.
Lễ truy điệu trọng thể đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7g ngày 13-10-2013.
Thể theo ý nguyện của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyện vọng của gia đình, lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức cùng ngày tại quê nhà (tỉnh Quảng Bình).
Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp lễ truy điệu và an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Cùng thời gian tổ chức lễ viếng và lễ truy điệu đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, sẽ tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu tại Trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình.
Vị đại tướng tài ba, người anh cả của các lực lượng vũ trang nhân dân VN, đã ra đi lúc 18g ngày 4-10-2013 (tức 30-8 năm Quý Tỵ) tại Quân y viện 108, nơi ông nằm dưỡng bệnh hai năm nay, ngay sau lễ mừng thọ 101 tuổi hồi tháng 8-2011.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25-8-1911 tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho nghèo.
Như hầu hết thanh niên trí thức yêu nước thời đó, ông hăng hái hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên, bị Pháp bắt giam và trưởng thành qua nhiều hoạt động bãi khóa, diễn thuyết, viết báo... tuyên truyền đấu tranh cho độc lập dân tộc.
Năm 1940, chàng trai Võ Nguyên Giáp đã gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trung Quốc và bắt đầu một tình đồng chí, tình thầy trò cảm động và sâu bền.
Ngày 22-12-1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo, Võ Nguyên Giáp thành lập Đội VN tuyên truyền giải phóng quân với 34 chiến sĩ, tiền thân của Quân đội nhân dân VN.
Cách mạng thành công, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chủ tịch cử giữ chức bộ trưởng Bộ Nội vụ kiêm thứ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời, sau đó là bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ kháng chiến.
Năm 1948, sau các chiến thắng của các chiến dịch đầu tiên trong kháng chiến, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chủ tịch phong hàm đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân VN và là vị đại tướng duy nhất cho đến hết kháng chiến chống Pháp.
Từ một sinh viên luật, một nhà giáo dạy sử, một nhà báo, ông trở thành tổng tư lệnh tối cao của quân đội một quốc gia mà chưa hề trải qua một cấp hàm nào, vào năm mới 37 tuổi.
Xem thêm:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp 102 mùa xuân cuộc đờiHuyền thoại mùa thuĐề nghị thành lập Bảo tàng Võ Nguyên GiápChúc thọ Đại tướng Võ Nguyên GiápTriển lãm ảnh Đại tướng Võ Nguyên GiápĐại tướng Võ Nguyên Giáp và người vợ liệt sĩ Nguyễn Thị Quang TháiTặng tỉnh Quảng Bình tượng Đại tướng Võ Nguyên GiápXem ảnh đời thường Đại tướng Võ Nguyên GiápCuộc đời đại tướng qua ảnh
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận