23/05/2024 18:10 GMT+7

Cuộc thi Tái tạo xanh: Tôi mong được sống trong một thành phố xanh nhờ xe đạp

Xây dựng thành phố xanh không phải là chuyện một sớm một chiều. Những thành phố xanh hàng đầu thế giới phải thay đổi trải dài suốt 50 năm hoặc thậm chí còn hơn thế.

Một góc xanh mướt của TP.HCM - Ảnh: NGỌC HIỂN

Một góc xanh mướt của TP.HCM - Ảnh: NGỌC HIỂN

Thành phố xanh của tôi" là một thành phố mà tất cả mọi người đều góp phần cải thiện mỗi ngày. Có nhiều cách để biến thành phố của bạn trở nên xanh hơn, từ những lựa chọn khi bạn mua sắm cho đến thiết kế doanh nghiệp hoặc mái ấm của bạn. Tất cả đều đóng góp vào công cuộc này.

Ví dụ, nếu mỗi người bớt chạy xe máy hoặc ô tô 1km mỗi tuần, lấy số lượng xe cá nhân ở TP.HCM là 9 triệu, chúng ta sẽ tiết kiệm được 9 triệu km mỗi tuần. Rồi giả sử cứ 20km thì tốn 1 lít xăng, mỗi lít xăng lại thải ra 2,3kg khí CO2, như vậy chỉ cần mỗi người bớt đi xe cá nhân 1km/tuần, chúng ta đã “cứu” thành phố khỏi lượng khí thải đáng kể rồi.

Nhưng làm thế nào để thực hiện điều này? Theo tôi, chúng ta có khả năng cùng các thành phố hàng đầu thế giới “quay lại” sử dụng xe đạp như một phương tiện giao thông chính.

TP.HCM có cấu trúc rất thuận lợi cho việc đi xe đạp, với địa hình bằng phẳng và không quá rộng. Nhưng thói quen sử dụng ô tô và xe máy hiện nay khiến cho việc thay thế phương tiện giao thông cơ giới bằng xe đạp là không thực tế và không thể.

Tôi xin kể câu chuyện từ Sydney (Úc). Khoảng 15 năm trước, lãnh đạo thành phố thiết lập làn đường dành riêng cho xe đạp xuyên thành phố. Điều này khiến các tài xế tức giận và mọi người đều cho rằng đó là sự lãng phí tiền bạc và không gian, chỉ khiến cho tình hình giao thông tệ đi mà thôi. Không ai ngoại trừ xe đạp và xe máy của cảnh sát được phép sử dụng làn đường được sơn và phân chia riêng biệt đó.

Giờ đây, 15 năm sau, chúng được sử dụng như phương tiện đi lại phổ biến của nhân viên văn phòng, nhân viên bán lẻ và sinh viên trên toàn thành phố.

Theo thời gian, người ta bắt đầu sử dụng làn đường dành cho xe đạp, ngày càng nhiều người ngừng lái ô tô đi làm và chuyển sang đi xe đạp. Đây là một ví dụ cho việc cơ sở hạ tầng được tạo ra, dẫn đến “cầu” tăng lên để sử dụng cái được “cung”.

Bạn trẻ đi xe đạp công cộng tại trung tâm TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bạn trẻ đi xe đạp công cộng tại trung tâm TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thêm vào đó, xe buýt và tàu trong thành phố cũng được trang bị các thiết bị đặc biệt để chở xe đạp. Điều này giúp mọi người dễ dàng đạp một quãng ngắn đến trạm giao thông công cộng, sau đó bắt xe buýt hoặc tàu, rồi chỉ việc đạp thêm một quãng ngắn nữa là đến được trường học và văn phòng của mình.

Ngày nay mức độ ô nhiễm ở Sydney đã thấp hơn bao giờ hết. Tôi nghĩ “TP.HCM xanh” trong tương lai có thể áp dụng phương pháp tương tự về cơ sở hạ tầng và trở thành không gian xanh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Tất nhiên nó sẽ gây khó chịu cho người đi xe cơ giới trong thời gian ngắn, nhưng nó cũng sẽ thúc đẩy mọi người thay đổi cách mà họ đi làm. Tạo ra đường và lối đi dành riêng cho xe đạp nối với các trạm xe buýt và tàu là cách hoàn hảo để giảm việc sử dụng xe máy và ô tô, giúp loại bỏ khí thải khỏi không khí. Nó cũng giúp cho hệ thống xe buýt hiệu quả hơn, khi lưu lượng giao thông giảm và nhiều người sử dụng các dịch vụ sẵn có hơn.

Hãy cùng nhau biến TP.HCM thành thành phố đáng sống nhất ở châu Á và tạo nên “Thành phố xanh của tôi" từ tất cả những gì chúng ta có.

Cuộc thi Tái tạo xanh: Tôi mong được sống trong một thành phố xanh nhờ xe đạp- Ảnh 3.

Cùng Tuổi Trẻ lan tỏa lối sống xanh qua cuộc thi Cùng Tuổi Trẻ lan tỏa lối sống xanh qua cuộc thi 'Tái tạo xanh'

Nhằm khuyến khích và lan tỏa lối sống xanh, bền vững trong cộng đồng, từ ngày 15-5 đến 15-8-2024, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam và các đơn vị đồng hành sẽ tổ chức cuộc thi 'Tái tạo xanh'.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên