28/02/2023 10:26 GMT+7

Công việc của nhân viên Telesales có phải chỉ gọi điện cho khách hàng? (phần 1/2)

Telesales là một trong số những công việc “hot” nhất trên thị trường hiện nay với mức lương hấp dẫn, nhu cầu tìm việc làm khá cao. Vậy, khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên Telesales thì cần đáp ứng những nhu cầu gì? Kỹ năng cần có của nhân viên Telesales là gì? Để hiểu rõ hơn về công việc của nhân viên Telesale làm gì, hãy cùng theo dõi chia sẻ dưới đây!

Công việc của nhân viên Telesales là gì? - Ảnh: Internet

Công việc của nhân viên Telesales là gì? - Ảnh: Internet

1. Telesales là gì? Nhân viên Telesales là ai?

1.1 Telesales là gì?

Telesales (Telesale) là một cụm từ ghép của telephone và sales, đây là phương pháp bán hàng thông qua điện thoại, người bán sẽ gọi điện đến khách hàng để cung cấp thông tin, tư vấn mặt hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng và chốt đơn ngay trên điện thoại trong trường hợp khách hàng đồng ý.

1.2 Nhân viên Telesales là ai?

Nhân viên Telesales là ai? - Ảnh: Internet

Nhân viên Telesales hay còn gọi là nhân viên bán hàng qua điện thoại, đây là người đảm nhận nhiệm vụ gọi điện thoại, liên lạc với khách hàng khi đã nắm được danh sách, thông tin của khách hàng.

Khác với nhân viên Sales, nhân viên Telesales là một bộ phận quan trọng trong việc tìm nguồn khách hàng, mở rộng và duy trì mạng lưới khách hàng. Đây là bộ phận góp công lao to lớn cho chiến lược quảng bá hình ảnh, thương hiệu của công ty.

Ngày nay, khách hàng không có quá nhiều thời gian để mua sản phẩm/dịch vụ, nghe tư vấn trực tiếp tại cửa hàng. Do đó, tư vấn bằng điện thoại là giải pháp vô cùng hợp lý, vừa tiết kiệm thời gian, vừa được nhân viên tư vấn tận tình.

Vậy, yêu cầu đối với nhân viên Telesales là gì? Tìm hiểu câu trả lời ngay bên dưới nhé!

2. Mô tả công việc nhân viên Telesales

Công việc của nhân viên Telesales sẽ được phân công tùy theo đặc thù ngành nghề của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung thì công việc cơ bản của vị trí này sẽ bao gồm.

2.1 Tạo đầu mối khách hàng

Nhân viên bán hàng qua điện thoại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo đầu mối hay nguồn khách hàng cho đội ngũ nhân viên bán hàng.

2.2 Trực tiếp bán hàng

Nhân viên Telesales thực hiện nhiệm vụ liên lạc với khách hàng mới hoặc danh sách các khách hàng đã có sẵn trong điện thoại, sử dụng kịch bản đã soạn sẵn để mời chào, thông tin đến khách hàng về các sản phẩm/dịch vụ hay các chương trình bán hàng của công ty để kích thích sự tò mò từ họ.

2.3 Tiếp nhận và xử lý đơn hàng

Nhân viên bán hàng qua điện thoại sẽ tiếp nhận và xử lý đơn hàng để đảm bảo chỉ tiêu. Khi có khách hàng liên hệ đặt đơn hàng mới, các nhân viên sẽ sử dụng kịch bản đã soạn sẵn trước đó để mời chào các sản phẩm/dịch vụ bổ sung dựa vào những thói quen hay hành vi mua hàng của họ trước đó.

Telesales là người trực tiếp xử lý thông tin đơn hàng - Ảnh: Internet

2.4 Chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng là một trong những công việc được ưu tiên hàng đầu để khuyến khích khách hàng tiếp tục lựa chọn sản phẩm của công ty, nhân viên sẽ liên lạc với khách hàng. Ngoài ra, nhân viên sẽ thực hiện công việc thu thập, phân loại và cập nhật những phản hồi từ khách hàng thành một kho dữ liệu.

2.5 Giải quyết thắc mắc của khách hàng

Nhân viên bán hàng qua điện thoại sẽ là người trực tiếp giải quyết các vấn đề mà khách hàng thắc mắc từ đơn hàng, phương thức thanh toán, quá trình giao hàng, chất lượng sản phẩm, các chương trình ưu đãi, hậu mãi,...

2.6 Báo cáo hoạt động, tiến độ công việc

Nhân viên Telesales thực hiện báo cáo hoạt động, tiến độ của công việc - Ảnh: Internet

Trong quá trình làm việc, nhân viên sẽ thực hiện tạo và cập nhật, báo cáo công việc của họ, bao gồm cả số lượng cuộc gọi, các đầu mối khách hàng, số lượng khách hàng, lượng đơn hàng chốt sales và các thông tin quan trọng khác.

3. Tại sao nên lựa chọn nghề Telesales?

Hiện nay, có nhiều người vẫn còn đang phân vân và không biết khi lựa chọn nghề Telesales sẽ nhận được những lợi ích gì. Đừng lo, CareerBuilder sẽ giải đáp những vấn đề này.

3.1 Cơ hội phát triển bản thân

Người bán hàng thành công luôn gắn liền với hình ảnh những con người khéo léo, năng động, giao tiếp, ứng xử tốt với khách hàng. Công việc Telesales có áp lực rất lớn từ khách hàng, công ty, nếu có thể vượt qua khó khăn này thì đây chính là một môi trường tuyệt vời để phát triển bản thân, không chỉ trong sự nghiệp mà còn mở rộng mối quan hệ, phát triển tư duy, kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu tâm lý của khách hàng và lòng kiên trì không bỏ cuộc.

Không dừng lại ở đó, khi thành công ở ngành nghề Telesales thì những kỹ năng, trải nghiệm được học hỏi từ nghề này sẽ giúp bạn thành công dù làm bất kỳ ngành nghề gì trong tương lai.

3.2 Mức lương cạnh tranh

Các yếu tố đãi ngộ, quyền lợi và mức lương sẽ còn phụ thuộc vào quy mô của mỗi công ty và năng lực của nhân viên. Từ đó, mức lương của Telesales sẽ khác nhau.

3.3 Mở rộng mối quan hệ

Khi bước vào nghề Telesales thì nhân viên sẽ có cơ hội giao lưu với nhiều người trong xã hội, từ đó giúp mở ra những cơ hội "vàng" cho công việc sắp tới, được tiếp xúc với những người tài năng và học hỏi những điều hay từ họ.

4. KPI công việc của nhân viên Telesales

KPI công việc của nhân viên Telesales cần đáp ứng đó là:

● Các KPI trong phòng ban.

● Số lượng "cold calls" đã thực hiện hàng tháng.

● Số lượng hợp đồng chốt qua điện thoại.

● Thời gian gọi tư vấn trung bình.

● Tỷ lệ cuộc gọi bị từ chối/tổng số cuộc gọi đã thực hiện.

● Thời gian trung bình để tiếp nhận các cuộc gọi từ khách hàng.

(Còn tiếp)

Những yêu cầu vô lý và cách xử tríNhững yêu cầu vô lý và cách xử trí

Thỉnh thoảng bạn lại nhận được 1 task khó nhằn từ trên trời rơi xuống. Đặc biệt khó từ chối nếu đó là yêu cầu của sếp. Tuy vậy, việc gì cũng có cách giải quyết, quan trọng là tìm ra cách phù hợp.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên