Bạn đọc H.T.M.T., đường Phan Văn Trị, P.12, Q.Bình Thạnh.
Luật sư Vũ Quang Đức - Đoàn luật sư TP.HCM - tư vấn:
Bạn phải làm đơn tố giác tội phạm gửi cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi xảy ra vụ việc, đồng thời yêu cầu cơ quan tố tụng trưng cầu giám định thương tích.
Căn cứ kết quả trưng cầu giám định thương tích, cơ quan thẩm quyền sẽ quyết định có khởi tố vụ án, khởi tố bị can hay không.
Tuy nhiên, Bộ luật hình sự 2015 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của bộ luật này.
Như thế, nhiều khả năng bạn học gây thương tích không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên bạn có thể yêu cầu nhà trường, người giám hộ đương nhiên của bạn học gây thương tích bồi thường thiệt hại.
Căn cứ Bộ luật dân sự 2015, người giám hộ đương nhiên của bạn học gây thương tích theo thứ tự là cha, mẹ, ông, bà, anh ruột, chị ruột của người được giám hộ.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý
Người chưa đủ 15 tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý. Trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.
Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm các khoản:
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút.
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
THỦY TIÊN ghi
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận