Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Khi bị bệnh, bạn có thể cảm ơn bộ não của mình vì nó đang cố giúp bạn hồi phục.
Ngày càng nhiều các nhà khoa học tìm cách vẽ bản đồ sự kiểm soát của não với các phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Filip Swirski, nhà miễn dịch học tại Trường y khoa Icahn ở Mount Sinai (New York), cho biết lĩnh vực này "đã thực sự bùng nổ trong vài năm qua".
Hàng trăm nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu các phương pháp điều trị đau tim, nhưng Hedva Haykin, nghiên cứu sinh tiến sĩ y học ở Viện công nghệ Technion - Israel ở Haifa, là một trong số ít chọn cách tiếp cận từ trong não.
Dưới kính hiển vi, những lát tim, không lớn hơn hạt bí đỏ, từ những con chuột bị đau tim được Haykin xem xét kỹ lưỡng.
Một số mẫu có những vết sẹo rõ ràng do hậu quả của nhồi máu. Ở những mẫu khác, vết sẹo chỉ là những đốm nhỏ giữa các tế bào khỏe mạnh được nhuộm màu đỏ.
Sự khác biệt của các vết sẹo ở tim chuột bắt nguồn từ não bộ, Haykin giải thích.
Các mẫu tim khỏe mạnh là của những con chuột đã được kích thích vùng não liên quan đến cảm xúc và động lực tích cực.
Những mẫu có vết sẹo lớn là của những con chuột chưa được kích thích.
Theo tạp chí Nature, ban đầu Haykin không thể tin được điều này, nhưng sau khi lặp lại thí nghiệm nhiều lần, giờ đây nhóm nghiên cứu của cô có thể khẳng định có sự liên hệ giữa cảm xúc tích cực với sự phục hồi của tim.
Giáo sư Catherine Dulac (phải) và nghiên cứu sinh sau tiến sĩ Jessica Osterhout nghiên cứu cách não bộ kiểm soát các triệu chứng bệnh tật. Ảnh: Đại học Harvard
Haykin và các giáo sư hướng dẫn cô tại Viện Technion - chuyên gia miễn dịch học thần kinh Asya Rolls và bác sĩ tim mạch Lior Gepstein - đang tìm hiểu cách mà tác động này xảy ra.
Trong các thí nghiệm của họ, việc kích hoạt trung tâm khen thưởng ở não bộ - được gọi là vùng VTA (ventral tegmental area) - dường như kích hoạt những thay đổi miễn dịch góp phần làm giảm mô sẹo ở tim.
Bác sĩ Rolls muốn tìm ra lời giải thích cho việc trạng thái tinh thần tác động đến bệnh tật và khả năng phục hồi của chúng ta.
Câu trả lời có thể giúp các bác sĩ khai thác sức mạnh của tinh thần với cơ thể như tăng hiệu ứng giả dược, tiêu diệt ung thư, tăng cường phản ứng với vắc xin…, theo Nature.
Trong hơn một thế kỷ, các nhà khoa học đã đi tìm dấu hiệu về mối quan hệ mật thiết giữa hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học chứng minh rằng việc cắt dây thần kinh trên da có thể hạn chế một số dấu hiệu viêm nhiễm.
Khoa học cũng ngày càng có nhiều khám phá về não bộ. Nhà thần kinh học Catherine Dulac và nhóm của bà tại Đại học Harvard xác định được chính xác các tế bào thần kinh trong một khu vực gọi là vùng dưới đồi (hypothalamus) kiểm soát các triệu chứng như sốt, cần ủ ấm và chán ăn khi phản ứng với nhiễm trùng.
Mọi người đều biết rằng khi bị bệnh là do vi khuẩn hoặc vi rút đang tấn công cơ thể. Nhưng nhóm của Dulac đã chứng minh rằng việc kích hoạt các tế bào thần kinh này có thể tạo ra các triệu chứng bệnh ngay cả khi không bị mầm bệnh tấn công.
Ngay phía trên vùng dưới đồi là một vùng được gọi là thùy đảo, liên quan đến việc xử lý cảm xúc và cảm giác cơ thể.
Trong một nghiên cứu năm 2021, một trong những nghiên cứu sinh tiến sĩ của Rolls là Tamar Koren phát hiện các tế bào thần kinh trong thùy đảo lưu trữ ký ức về những đợt viêm ruột trong quá khứ và kích thích các tế bào não đó kích hoạt lại phản ứng miễn dịch.
Các nhà khoa học cho rằng một phản ứng như vậy có thể giúp cơ thể chống lại các mối đe dọa tiềm ẩn.
Nhưng những phản ứng này cũng có thể gây tác dụng ngược - có thể tự khởi động phản ứng miễn dịch khi không có yếu tố kích hoạt ban đầu. Đây có thể là trường hợp của một số bệnh, chẳng hạn hội chứng ruột kích thích. Bệnh có thể nặng hơn do trạng thái tâm lý tiêu cực.
Họ phát hiện hai con đường: một bắt nguồn từ vỏ não vận động hướng các tế bào miễn dịch đến vị trí bị thương hoặc nhiễm trùng, và một bắt đầu từ vùng dưới đồi (cơ quan phản ứng chính trong thời gian căng thẳng) làm giảm số lượng tế bào miễn dịch lưu thông trong máu.
Swirski cũng đang nghiên cứu vai trò của các mạch làm trung gian căng thẳng trong các bệnh viêm mạn tính và có kế hoạch sử dụng các công cụ như thực tế ảo để điều khiển mức độ căng thẳng của mọi người và xem nó làm thay đổi phản ứng miễn dịch như thế nào.
Bằng cách tạm làm chúng ta cảm thấy rất tệ, bộ não chỉ huy chúng ta đi nghỉ ngơi và việc này giúp chúng ta cảm thấy khỏe lên nhanh hơn.
Tuy nhiên, có nhiều hành vi khi bệnh của chúng ta, dù thật sự giúp chiến đấu với bệnh tật, song lại khó giải thích tại sao chúng hữu ích.
Chẳng hạn, chán ăn dường như không giúp chúng ta có sức mạnh để chiến thắng mầm bệnh.
Nhưng nghiên cứu cho thấy nếu cho những con chuột được bổ sung thức ăn trực tiếp vào dạ dày khi chúng bệnh, chúng có nhiều khả năng bị chết.
Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ xác định được cơ chế mà các trạng thái tinh thần tốt/xấu này ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch. Một số nhóm hy vọng có thể lặp lại những phát hiện trên động vật trong các thực nghiệm ở người.
Một khi được chứng minh, Rolls hy vọng các nghiên cứu sẽ bổ sung cho các công nghệ kích thích não bộ hiện có, như kích thích từ trường xuyên sọ - phương pháp sử dụng các xung từ tính để thay đổi hoạt động của não, hoặc siêu âm tập trung - phương pháp sử dụng sóng âm để điều chỉnh hệ miễn dịch ở những người mắc bệnh ung thư, bệnh tự miễn dịch hoặc các bệnh lý khác.
Các nghiên cứu trong lĩnh vực này sẽ giúp các bác sĩ thay đổi cách tiếp cận, đánh giá đúng mức sự liên hệ giữa trạng thái tinh thần và sức khỏe trong quá trình khám bệnh.
Rolls đã tổ chức một cuộc họp với các nhà tâm lý tại bệnh viện nơi bà làm việc về chủ đề này. Rất nhiều bác sĩ ở các khoa khác nhau, từ da liễu đến ung thư, đã đến.
Họ cũng chia sẻ rằng nhiều bác sĩ đơn giản là chuyển các bệnh nhân bị căng thẳng thần kinh cho khoa tâm lý với lý do bệnh nhân không có vấn đề về thể chất, mà về tinh thần. Với nhiều người, điều này gây đau khổ cho họ.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận