21/06/2015 16:03 GMT+7

Cơ cực nơi Cổng Trời

LÂM THIÊN thực hiện
LÂM THIÊN thực hiện

TT - Thiếu đất ở và đất sản xuất, hơn tháng nay, 62 hộ dân từ thôn Cổng Trời, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) di cư đến tiểu khu 111A, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), dựng lều sinh sống.

Trước khi trời tối, các gia đình thường đốt lửa bên ngoài lều để đuổi muỗi, giữ ấm. Tại đây, lửa là thứ ánh sáng duy nhất vào ban đêm của người dân
Trước khi trời tối, các gia đình thường đốt lửa bên ngoài lều để đuổi muỗi, giữ ấm. Tại đây, lửa là thứ ánh sáng duy nhất vào ban đêm của người dân

Ông Cil Ha Ba (58 tuổi) kể năm 1989, người dân từ xã Lát di cư sang thôn Cổng Trời, xã Mê Linh. Năm 1996, bà con khai hoang được khoảng 810 ha đất tại xã Mê Linh thì Nhà nước thu hồi đất và giao lại cho một công ty. Lúc ấy, mỗi hộ chỉ được cấp lại từ 2 - 4 sào đất vừa ở vừa sản xuất.

Theo thời gian, dân số tại thôn Cổng Trời gia tăng, phát sinh nhiều hộ mới, dẫn đến việc thiếu đất ở và đất sản xuất. Có tới 62 hộ dân nơi đây phải đối mặt với tình trạng này. Cuối năm 2012, họ viết đơn gửi UBND huyện Lâm Hà cầu cứu nhưng không nhận được câu trả lời. Cuối tháng 4-2015, gia đình ông Cil Ha Ba cùng một số hộ khác tự động di dời về tiểu khu 111A, xã Lát, huyện Lạc Dương, nơi họ cho là “cố hương” của mình.

Tại tiểu khu 111A, có tổng cộng 24 túp lều mọc lên trên một khu đất trống, tương đối bằng phẳng nằm lọt thỏm giữa rừng thông bạt ngàn. Trong những túp lều lụp xụp, hàng chục con người sống lủi thủi qua ngày. Hằng ngày, người lớn vào rừng hái nấm, nhặt củi, tìm rau rừng để sống; trẻ con thì tụ tập quanh những túp lều hoặc xuống suối chơi đùa.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, UBND huyện Lâm Hà và UBND xã Mê Linh cho biết chính quyền đã có các cuộc tiếp xúc với người dân. UBND huyện đã đo đạc, bố trí 41 ha tại tiểu khu 243A (huyện Lâm Hà) cho 62 hộ dân này. Tuy nhiên, nhiều hộ dân cho rằng khu đất UBND huyện Lâm Hà bố trí cho họ là vùng đồi núi cao, dốc, đi lại khó khăn. Bên cạnh đó, đất đai khô cằn, nhiều đá mồ côi và thiếu nước nên họ không thể quay trở lại sinh sống và sản xuất.

Một gia đình ăn cơm chiều trong túp lều của mình
Một gia đình ăn cơm chiều trong túp lều của mình
Những túp lều tạm bợ của các hộ dân tại tiểu khu 111A, xã Lát, huyện Lạc Dương
Những túp lều tạm bợ của các hộ dân tại tiểu khu 111A, xã Lát, huyện Lạc Dương
Một “ngôi nhà” được làm từ những tấm bạt nhựa tạm bợ của cư dân nơi đây
Một “ngôi nhà” được làm từ những tấm bạt nhựa tạm bợ của cư dân nơi đây
 Những đứa trẻ của làng hầu như không được học hành đang chơi trên chiếc ghế được làm từ những cây củi
Những đứa trẻ của làng hầu như không được học hành đang chơi trên chiếc ghế được làm từ những cây củi
 Những người phụ nữ trên đường nhặt củi trở về
Những người phụ nữ trên đường nhặt củi trở về
Đối với các hộ dân sinh sống tại đây, nước mưa và nước suối là hai nguồn nước sinh hoạt chủ yếu. Trong ảnh: anh A Lốc đang hứng mưa lấy nước
Đối với các hộ dân sinh sống tại đây, nước mưa và nước suối là hai nguồn nước sinh hoạt chủ yếu. Trong ảnh: anh A Lốc đang hứng mưa lấy nước
 Bữa cơm trưa của bé con của anh MBiêng chỉ có hạt bo bo được vợ chồng anh nấu trước khi vô rừng
Bữa cơm trưa của bé con của anh MBiêng chỉ có hạt bo bo được vợ chồng anh nấu trước khi vô rừng
 Lộ trình di chuyển từ Mê Linh đến Cổng Trời
Lộ trình di chuyển từ Mê Linh đến Cổng Trời
LÂM THIÊN thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên