26/04/2023 16:23 GMT+7

Chứng khoán giảm trên toàn thế giới trước viễn cảnh kinh tế xấu

Chứng khoán sụt giảm trên toàn thế giới do các nhà đầu tư lo lắng suy thoái kinh tế, khủng hoảng ngân hàng và rủi ro nợ trần của Mỹ.

Chứng khoán giảm trên toàn thế giới trước viễn cảnh kinh tế xấu - Ảnh 1.

Sàn giao dịch chứng khoán New York - Ảnh: ZEEBIZ

Theo trang tin tài chính Market Watch, tâm lý sợ rủi ro rõ ràng bắt đầu xuất hiện ở các thị trường châu Á, sau khi Ngân hàng First Republic của California (Mỹ) báo cáo mức giảm 41% tiền gửi trong quý đầu tiên năm 2023.

Thông báo của First Republic được đưa ra vào cuối ngày 24-4 (giờ địa phương) làm dấy lên những lo ngại về hệ thống ngân hàng của Mỹ.

Không chỉ các vấn đề về ngân hàng mới đè nặng lên các nhà đầu tư, có vô số rủi ro mà nền kinh tế Mỹ đang phải đối mặt, bao gồm viễn cảnh suy thoái kinh tế và ít nhất thêm một đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) dự kiến vào tuần tới.

Chứng khoán châu Âu cũng giảm trên diện rộng, do các tin tức tiêu cực liên quan đến thị trường chứng khoán Mỹ, khi cả 3 chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều giảm. 

Tại phiên giao dịch buổi chiều 25-4 (giờ địa phương) ở New York, chỉ số Dow Jones (chỉ số giá trị của 30 công ty cổ phần lớn nhất và có nhiều cổ đông nhất nước Mỹ) giảm hơn 300 điểm, tương đương 0,9%, trong khi S&P 500 giảm 1,3% và Nasdaq Composite (chỉ số trung bình của tất cả các công ty niêm yết trên sàn Nasdaq, bao gồm các công ty công nghệ hàng đầu) giảm 1,6%.

Trong S&P 500 - chỉ số chứng khoán dựa trên vốn hóa của 500 công ty đại chúng lớn nhất nước Mỹ, các công ty năng lượng, vật liệu, công nghiệp và công nghệ thông tin cũng gặp khó khăn tài chính trong phiên giao dịch buổi chiều.

Ông Derek Tang, một nhà kinh tế tại Công ty phân tích chính sách tiền tệ Monetary Policy Analytics ở Washington, cho biết: “Có một nỗi sợ hãi về sự suy giảm trên diện rộng hơn, cơ bản hơn, khiến mọi người lo lắng về triển vọng của nền kinh tế. Mọi thứ có thể trở nên tồi tệ rất nhanh và có một số rủi ro hệ thống mà chúng ta cần phải lo lắng".

Dữ liệu gần đây nhất của Fed và Viện Investment Company Institute ở Washington cho thấy các nhà đầu tư rút tiền ra khỏi cả ngân hàng và quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ chỉ dành cho chính phủ vào đầu tháng 4 này.

Cũng vào chiều 25-4 (giờ địa phương), các nhà đầu tư đã mạnh tay bán tháo trái phiếu kỳ hạn 1 tháng, khiến lợi suất tương ứng tăng vọt lên khoảng 3,68%.

Ông Dan Eye, giám đốc đầu tư của Fort Pitt Capital Group, công ty quản lý tài sản trị giá 4,3 tỉ USD từ Pittsburgh, cho biết: "Có lẽ chúng ta đã gần đến ngày X vào tháng 6 tới (ngày kho bạc Mỹ có thể không thanh toán được tất cả các hóa đơn nợ của chính phủ). Chúng ta cũng nên bắt đầu lo lắng về trần nợ của đất nước này".

Chứng khoán Mỹ, châu Âu, châu Á ngập sắc xanhChứng khoán Mỹ, châu Âu, châu Á ngập sắc xanh

Sau khi thị trường chứng khoán ở Mỹ và châu Âu phục hồi ngày 20-3, thị trường châu Á cũng ghi nhận những tín hiệu lạc quan sáng 21-3.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên