2 phương án tổ chức lễ hội đền Trần Nam Định
Phóng to |
Loạt bài về lễ khai ấn đền Trần trên báo Tuổi Trẻ |
Đề án đề cập nhiều nội dung, nhưng vấn đề sẽ được dư luận quan tâm là phương án tổ chức lễ hội đền Trần Nam Định năm 2012.
1. Phương án 1 là không tổ chức phát ấn trong lễ hội đền Trần Nam Định. Đề án cho biết nếu thực hiện phương án này sẽ có những ưu điểm như khắc phục được ngay lập tức các khuyết điểm của mùa lễ hội cũ (thương mại hóa và lộn xộn); có thời gian để tập trung vào các việc hoàn chỉnh phần nghi lễ chính; không phải huy động nhiều nhân lực và chi phí thấp hơn các phương án khác. Nói về mặt hạn chế, đề án chỉ rõ: sẽ ít thu hút công chúng hơn; sự phản đối của cộng đồng địa phương và một bộ phận công chúng; có nguy cơ xuất hiện những luồng phát ấn ngầm ẩn, thất thu cho ngân sách để bảo tồn di tích và sự “thất bại” của tỉnh và các cơ quan hữu quan trước các vấn đề đời sống văn hóa tinh thần...
2. Phương án 2 mà đề án nêu ra là phát ấn vào ngày hôm sau (tức không tổ chức phát ấn vào đêm 14 tháng giêng) và kéo dài vào các ngày tiếp theo trên cơ sở hoàn chỉnh các phương án tổ chức. Nếu thực hiện phương án này sẽ có những ưu điểm: có điều kiện cho việc kiểm soát tình hình khi lễ hội được tổ chức vào ban ngày; tiếp nối được các mùa lễ hội trước đó nếu chúng ta có những chỉnh sửa tốt; thu hút tiếp tục công chúng và khoản công đức từ du khách. Bên cạnh đó sẽ gặp phải những hạn chế nhãn tiền như tính thiêng của nghi lễ đã bị can thiệp và ban tổ chức tiếp tục phải đối mặt với một bộ phận dư luận. Theo đó, sẽ có nhiều thách thức, đơn cử như việc đáp ứng nhu cầu của công chúng trong thời gian giãn thời điểm phát ấn vào ban đêm, đòi hỏi phải có các phương án về cơ sở hạ tầng và dịch vụ, các hoạt động vui chơi giải trí.
3. Nhìn nhận về mô hình tổ chức lễ hội đền Trần như hiện nay, đề án cho biết có hai khủng hoảng khá nghiêm trọng: khủng hoảng về hình ảnh bởi phương án tổ chức chưa đáp ứng được số người tham dự, chưa lường hết các rủi ro khi tổ chức một sự kiện có quá đông người tham dự, chưa có những chiến dịch truyền thông hiệu quả. Một khủng hoảng nữa là về chiến lược tổ chức một sự kiện văn hóa, khi chúng ta quá kỳ vọng vào sự kiện trong những điều kiện tổ chức còn hạn chế, cần phải có bước đi thích hợp trong một phương án tổng thể, cần thời gian, tìm sự đồng thuận của các bên có liên quan.
4. Cần nhấn mạnh rằng đề án cũng chỉ rõ: “Năm 2003, khi thực hiện việc phân cấp quản lý di tích lịch sử theo thông tư hướng dẫn của Luật di sản văn hóa, tỉnh đã phân cấp quản lý di tích này cho thành phố Nam Định, từ đây bắt đầu việc phát ấn rộng rãi trong công chúng mỗi khi tổ chức lễ hội”. Nghĩa là trong đề án vẫn chưa chứng minh được trong lịch sử có việc phát ấn rộng rãi như hiện nay hay không.
Tại cuộc họp ngày 5-7, nhiều ý kiến cho rằng một số vấn đề mà đề án nêu ra chưa thật sự chuẩn xác, theo đó cần làm rõ trong lịch sử có việc phát ấn hay không, thêm nữa nếu đề xuất phát ấn thì cách thức tổ chức phát ấn sẽ như thế nào. Việc người dân sau khi nhận ấn sẽ tùy tâm bỏ vào hòm công đức tại đền thì những hòm công đức ấy để ở đâu, trong khi Bộ VH-TT&DL quy định cần hạn chế tối đa hòm công đức tại mỗi di tích. Hơn nữa, đề án này cũng chưa dự báo được số lượng người tham gia, an ninh trật tự, nhân sự tham gia quản lý, tổ chức lễ hội và những tình huống khác có thể xảy ra nếu thực hiện một trong hai phương án đề cập ở trên.
Địa phương chọn phương án tiếp tục phát ấn Những người chịu trách nhiệm xây dựng đề án cho rằng phương án 1 là cách ít hoặc không đem lại những hiệu quả về mặt quản lý văn hóa và phát triển chính sách văn hóa. Nó cũng thể hiện những “bất lực” của chúng ta trước các vấn đề phức tạp của đời sống văn hóa tinh thần. Vì vậy, đề án nhấn mạnh: “Tại cuộc họp ngày 22-6-2011 giữa UBND TP Nam Định, Sở VH-TT&DL tỉnh Nam Định, Viện Văn hóa nghệ thuật VN, chính quyền và đại diện nhân dân phường Lộc Vượng đã đi đến nhất trí về việc lựa chọn phương án 2 làm phương án để triển khai trong mùa lễ hội xuân năm 2012 với các nội dung chỉnh sửa mới”. Để thực hiện phương án này, đề án chỉ rõ nguyên tắc cải tiến mô hình phát ấn như giữ nguyên những nghi thức dân gian, truyền thống; tách các nghi thức mang tính hành chính nhà nước vào thời gian thích hợp; không phân biệt sang hèn, chức sắc hay dân thường, thân hay sơ; phát ấn không lấy tiền (còn hòm công đức là tùy tâm); số lượng ấn phát ra không giới hạn, ai cũng đến lượt... |
Lễ khai ấn nuôi dưỡng tâm lý “chạy chức chạy quyền” Nhiều nhà sử học, khảo cổ học (và một số công trình nghiên cứu) đã chỉ ra thực chất về ý nghĩa và quy mô của lễ phát ấn đền Trần trong lịch sử. Không rõ căn cứ vào đâu mà Viện Văn hóa nghệ thuật đưa ra phương án 2 “phát ấn vào ngày hôm sau và kéo dài các ngày kế tiếp”? Phải chăng từ thực tế lễ hội này đã thu hút rất nhiều người đến xin ấn và địa phương (ban tổ chức, ban quản lý đền...?) đã thu được những khoản lợi nhuận lớn từ việc “phát ấn” và những dịch vụ kèm theo? Tổ chức nhiều ngày có nghĩa là sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn, số lượng người (phần lớn là công chức nhà nước) về xin ấn sẽ nhiều hơn. Thiệt hại bao nhiêu cho Nhà nước và cho nhân dân trong những ngày công chức bỏ việc đi lễ như thế, Viện Văn hóa nghệ thuật đã tính đến chưa?! Theo tôi, nếu duy trì lễ phát ấn đền Trần thì phải làm như trong sử sách đã ghi lại. Không nên tổ chức lễ hội này dài ngày. Hai phương án mà Viện Văn hóa nghệ thuật đưa ra cho thấy cơ quan nhà nước bất lực trong việc quản lý lễ hội này nên không cho tổ chức hoặc tổ chức dài ngày (không thể quản lý được thì cấm hoặc là... mặc kệ!). Chưa kể là cứ đà này, lễ hội nào có vấn đề bị xã hội lên án, lập tức Nhà nước lại phải tốn tiền cho các công trình nghiên cứu kiểu “đề án xây dựng mô hình...”. Vài năm gần đây lễ này (và một số lễ hội khác) đã bị biến dạng cả về ý nghĩa và quy mô. Dưới danh nghĩa “bảo tồn văn hóa truyền thống” nhưng ta cũng có thể nhận thấy “thương mại hóa” là mục đích chính của các lễ hội kiểu này. Đồng thời việc bóp méo, thậm chí bịa ra những sinh hoạt văn hóa truyền thống như thế đã góp phần nuôi dưỡng và phát triển tâm lý không lành mạnh của một bộ phận không nhỏ trong công chức, quan chức trong việc coi chức tước quyền hành là mục đích tối thượng, vì vậy phải “chạy chức chạy quyền”. Tâm lý bất an khi làm một việc không quang minh chính đại khiến người ta càng phải tìm đến thánh thần làm chỗ dựa... Cứ thế cái vòng luẩn quẩn lại tiếp diễn, ngày càng phức tạp và gây ra nhiều hệ lụy. Không thể tôn trọng và trân quý văn hóa truyền thống đích thực, khi ấy mục đích bảo tồn di sản văn hóa có đạt được hay không?! |
Tin bài liên quan:
Lỗi của lễ khai ấn?Kinh hoàng chen lấn xin ấn cầu danhLễ hội: văn hóa hay cuồng tín?Bi hài chuyện khai ấnLễ khai ấn: một sáng tạo độc đáo?!Lễ khai ấn đền Trần bị thương mại hóa
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận