Lễ hội: văn hóa hay cuồng tín?Kinh hoàng chen lấn xin ấn cầu danhThảm hại lễ hội
Phóng to |
Hàng ngàn người chen lấn, la ó xin mua ấn đền Trần (TP Nam Định) tối 16-2 - Ảnh: Thuận Thắng |
Phóng to |
TS Nguyễn Xuân Diện - Ảnh nhân vật cung cấp |
* Theo tìm hiểu của ông, xuất phát điểm của khai ấn đền Trần là như thế nào? Vài năm gần đây, bỗng dưng nó ầm ĩ, khốc liệt và bi hài quá.
- Lễ khai ấn trở nên náo loạn và lộn xộn như thế mới chỉ 3-4 năm gần đây thôi. Chứ trước kia không ai biết đâu. Vậy vì sao, cơ duyên nào làm nên hiện tượng này? Chúng ta phải lần lại ngọn nguồn lịch sử. Tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Hồng Kiên ở Viện Khảo cổ học Việt Nam đã đi tìm tất cả tài liệu và thư tịch xưa nay, không có chỗ nào nói về việc khai ấn đền Trần cả. Chính vì vậy, theo ông ấy, lễ khai ấn với việc tổ chức và cách hiểu như hiện nay là một sự xuyên tạc lịch sử.
Các nhà khoa học không tìm thấy một cái gì liên quan đến lễ khai ấn đền Trần cả. Thành thử trong văn bản xin mở hội, người ta phải ghi là "tương truyền" và "theo các cụ già... kể lại". Các cụ kể thì "khẩu thiệt vô bằng", nói thế nào cũng được. Hồ sơ để ra đời lễ khai ấn kiểu hiện nay chỉ bắt đầu bằng những chữ "tương truyền". Họ cũng không tìm được cái ấn cổ từ ngày xưa, bởi làm gì có cái ấn để làm việc "khai" như họ đang làm hiện nay đâu.
Hiện nay công tác lễ hội mới chỉ làm được một việc là tổ chức giữ xe, bán hàng, bảo vệ, tổ chức y tế để cấp cứu... Tất cả chỉ là thế thôi, và lễ hội đền Trần vừa rồi là như thế. Họ thu lợi từ vé gửi xe, thu từ các nhà hàng, từ việc bán ấn hoặc những hòm công đức, nhà hàng, khách sạn..., chưa kể còn quảng cáo trong không gian lễ hội nữa chứ. |
- Cái lễ này, nếu như nó có theo "lời kể của người già" thì chỉ là nghi lễ được tiến hành ở trong khuôn viên của đền Trần, với những con cháu nhà Trần và là nghi lễ rất nhỏ bé, ít người tham gia. Theo các cụ già kể, đêm 14 rạng 15, chỉ có chín miếng giấy, mảnh vải được đóng ấn thôi. Ông thủ từ của ngôi đền chay tịnh thanh khiết đóng ấn đó lên chín bản ấn vào giờ lành. Và rồi người ta ban chín cái mảnh đó ra cho chín ngôi đền khác ở cụm di tích đó thôi, chứ không ban cho bất cứ cá nhân hay tập thể nào cả. Như một nét đẹp, một hiệu lệnh của đức Thánh Trần thế thôi.
Và cái ấn đền Trần hiện nay đang phân phát cho mọi người mới chỉ được làm trong thời gian gần đây. Việc chế tác cái ấn đó với mẫu chữ cũng là chữ lấy trong máy vi tính ra, chứ không tạo tác bằng thủ công hoặc do người ta khắc vào từ thời cổ. Chữ vuông chằn chặn ở trong máy vi tính mà. Năm ngoái, chữ "vô cương" trong vụ này còn bị khắc thiếu mất bộ "thổ", biến thành một chữ khác, rất bi hài, như sau: chữ "tích phúc vô cương" viết sai biến thành "tích phúc vô cường", tức là từ chỗ tích phúc vô bờ bến (cương), biến thành tích phúc để... không lớn mạnh (cường)!
* Nếu xin lộc lá và thăng quan tiến chức, chỉ có người đã làm quan mới đi xin thôi?
- Từ nhiều năm nay, xe biển xanh, biển đỏ, xe công đến xin ấn rất đông. Người ta thấy đó toàn là công chức nhà nước, người làm trong cơ quan nhà nước. Họ chính là những người hi vọng sau khi có ấn sẽ được thăng quan tiến chức, êm ả lộ trình... làm quan. Họ không hiểu gì về ấn đền Trần. Tại lễ khai ấn cũng không có một dòng chữ, một âm thanh nào nói về thời đại của các vua Trần. Ðó là gì, là hào khí Ðông A, gồm: tinh thần khai phóng, "thượng mã đề thương hạ mã đề thi" (lên ngựa cầm ngang ngọn giáo xông thẳng vào quân thù, xuống ngựa thì làm thơ); đúng như nhà thơ Huy Cận viết "lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa", tinh thần đoàn kết muôn người như một.
Nay họ làm ngược lại với hào khí đó: tất cả đều xông vào lấy lộc lá (họ tưởng tượng ra) của nhà Trần, rồi ao ước thăng quan tiến chức, chứ không ai nghĩ mảy may gì về võ công văn trị của nhà Trần. Tất cả đều: ôi linh thiêng lắm, ôi lộc lá, thăng quan, ai không đi thì nhờ người lấy hộ, ai không lấy và cướp được thì đi mua, chí chết là lấy ấn về thì mới bằng lòng.
* Vậy nếu được góp ý, sang năm, theo ông, ta nên tổ chức lễ hội khai ấn đền Trần ra sao?
- Lỗi đầu tiên là UBND tỉnh Nam Ðịnh, họ bịa ra lễ, khiến tỉnh Hà Nam bịa ra chuyện phát lương của nhà Trần, rồi Hưng Hà (Thái Bình) cũng sôi nổi việc tương tự. Nguy hiểm hơn, nó kéo theo việc nhiều nơi nữa ban ấn của các vị vua Trần và nhiều ông vua khác. Nhưng nghĩ lại: nếu như Viện Văn hóa nghệ thuật của Bộ VH-TT&DL chịu kê cứu lịch sử, trả lời đích xác với địa phương là không có chuyện đó thì họ không dám làm như vậy.
Sang năm, chúng ta cần tuyên truyền cho bà con biết tất cả chỉ là tương truyền. Cho bà con hiểu và tự hào về hào khí Ðông A, về vua tôi nhà Trần cả cuộc đời hiến dâng cho Tổ quốc mà không tham danh vọng, lộc lá của các vị như Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn... Cho bà con hiểu cái ấn đó chỉ là ấn tín ngưỡng, nó như hàng vạn cái ấn tôi có thể mua 100 chiếc một lúc hiện nay, ngay ở Hà Nội, bán đầy phố Tô Tịch.
Ðồng thời, cần tuyên truyền cho nhân dân biết việc đóng những cái ấn đó không có linh thiêng gì cả, ấn đó được đóng cách giờ "khai ấn" cả tháng bởi mấy chú xe ôm nhuộm tóc các màu. Chuyện đó cũng như chuyện đi vào Văn Miếu lấy lửa rước đi đã xảy ra. Rằng trong Văn Miếu không bao giờ để sẵn "ngọn lửa học tập", người ta bèn hỏi ông thủ từ là bác có lửa không, ông bảo "tôi không hút thuốc không có lửa", ông lại sai người lon ton ra chỗ mấy người bán sức lao động đầu phố thợ mượn cái bật lửa để bật lên, thì đấy là lửa của cái ông thợ nhễ nhại mồ hôi đấy chứ!
NGUYỄN THỊ THANH TÂM thực hiện
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận