Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange khi bị cảnh sát Anh bắt - Ảnh: REUTERS
Hôm 11-6, Mỹ đã chính thức phát yêu cầu dẫn độ đối với nhà sáng lập WikiLeaks tới chính quyền London.
"Yêu cầu của họ hoàn toàn hợp pháp nên tôi đã ký nó, quyết định cuối cùng nằm ở tòa án", ông Javid tiết lộ trong một chương trình truyền hình ngày 13-6.
Sức khỏe của Assange được cho là có vấn đề. Ông này đã không thể xuất hiện trong một phiên điều trần hồi tháng trước vì vấn đề sức khỏe.
Báo The Guardian của Anh cho biết phiên điều trần ngày mai có thể sẽ phải diễn ra ngay bên trong nhà tù Belmarsh, nơi nhà sáng lập WikiLeaks đang bị giam giữ.
Hôm 24-5, Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố ông Assange thêm 17 tội danh mới, nâng tổng số tội danh mà ông này bị cáo buộc lên con số 18.
Ông Assange ban đầu bị buộc tội thông đồng với Chelsea Manning, một cựu nhân viên phân tích thông tin tình báo của quân đội Mỹ, để có quyền truy cập vào máy tính của Chính phủ Mỹ.
Kết quả là hàng trăm ngàn tài liệu liên quan đến quân đội Mỹ tại Afghanistan và Iraq đã bị tung lên mạng trong năm 2010.
Quyết định truy tố Assange theo các điều trong Đạo luật gián điệp Mỹ gây ngạc nhiên với giới quan sát và được cho là sự bất thường đáng chú ý.
Hầu hết các trường hợp bị truy tố hay buộc tội trong các vụ án liên quan đến đánh cắp tài liệu mật đều là các nhân viên Chính phủ Mỹ, những người trực tiếp làm việc đó như Manning, chứ không phải những người công bố thông tin như Assange.
Năm 2012, nhà sáng lập WikiLeaks trốn vào Đại sứ quán Ecuardo ở Anh và ở lì trong đó suốt 7 năm trước khi bị chính các nhân viên sứ quán tống khỏi nơi này tháng 4-2019.
Cảnh sát Anh ngay lập tức bắt giữ ông nay. Assange bị tuyên án 50 tuần tù giam vì đã bỏ trốn khỏi tòa sau khi được bảo lãnh năm 2012.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận