24/06/2023 18:02 GMT+7

Chế phẩm từ vỏ tôm bảo quản trái cây thắng cuộc thi khởi nghiệp

Chế phẩm sinh học từ vỏ tôm bảo quản trái cây lâu hơn của sinh viên Trường đại học Văn Lang (TP.HCM) đoạt giải đặc biệt cuộc thi khởi nghiệp Ra khơi năm 2023.

Thành viên đội Atoulle trình bày ý tưởng  và trả lời chất vấn của ban giám khảo cuộc thi khởi nghiệp Ra khơi

Thành viên đội Atoulle trình bày ý tưởng và trả lời chất vấn của ban giám khảo cuộc thi khởi nghiệp Ra khơi

Cuộc thi khởi nghiệp Ra khơi năm 2023 được phát động từ tháng 3 năm nay, thu hút 55 ý tưởng, dự án của 205 thí sinh.

Các bạn đều là sinh viên đang theo học tại nhiều trường ở TP.HCM tranh tài. Bảy đội xuất sắc nhất đã được chọn vào vòng chung kết.

Sân chơi do khoa quản trị kinh doanh Trường đại học Văn Lang kết hợp cùng Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao phát động.

Mỗi đội có phần trình bày ý tưởng, sản phẩm trước ban giám khảo. Đây cũng là dịp để các nhóm giành lấy cơ hội được "rót vốn" từ các nhà đầu tư.

Bạn Quốc Tín, thành viên đội Atoulle (Trường đại học Văn Lang), nói cả nhóm "nhìn ra được chất vàng" ẩn trong vỏ tôm. Và các bạn đã nghiên cứu, biến vỏ tôm thành Chitosan - một loại chế phẩm sinh học.

Khoảnh khắc Atoulle được xướng tên giải đặc biệt ở cuộc thi khởi nghiệp năm nay

Khoảnh khắc Atoulle được xướng tên giải đặc biệt ở cuộc thi khởi nghiệp năm nay

Khác với các loại chế phẩm sinh học hiện có đa phần dạng bột, khi muốn sử dụng cần phải qua công đoạn pha chế. Lần này, nhóm đã tạo ra một sản phẩm dạng nước.

Sản phẩm này có thể giúp bảo quản trái cây được lâu hơn, thời gian gấp 2 - 5 lần so với cách thông thường, mà vẫn đảm bảo giữ nguyên hương vị, độ an toàn thực phẩm của trái cây.

Ban giám khảo, nhà đầu tư đánh giá cao tính hữu hiệu của sản phẩm mà Atoulle mang đến sân chơi khởi nghiệp này.

Ý tưởng và sản phẩm ban đầu từ dự án này có thể góp phần giải quyết câu chuyện vỏ tôm phế phẩm. Vì theo số liệu Bộ Công Thương công bố, lượng phế phẩm từ tôm ở Việt Nam ước tính lên đến 325.000 tấn/năm.

Giải đặc biệt đội Atoulle nhận được trị giá 25 triệu đồng.

Ngoài giải đặc biệt 25 triệu đồng, Trường đại học Văn Lang, Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao (SHTP - IC) tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn phát triển dự án

Ngoài giải đặc biệt 25 triệu đồng, Trường đại học Văn Lang, Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao (SHTP - IC) tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn phát triển dự án

Giải nhất được trao cho Build To Win (Trường đại học Công nghiệp TP.HCM) với dự án Đồng hồ nước thông minh. Sản phẩm tạo ra các giải pháp về đo tốc độ nước, ngắt nước từ xa, sử dụng web để điều khiển và xem thông số, từ đó tính toán để cho ra lượng nước tiêu thụ, số tiền phải trả.

Giải nhì thuộc về đội Born to be Rich (Trường đại học Văn Lang) với dự án Hcare vệ sinh nón bảo hiểm (chuỗi cửa hàng dịch vụ vệ sinh mũ bảo hiểm).

Dự án Trạng Nguyên legend (Trường đại học Văn Lang và Trường đại học Ngoại thương cơ sở 2 TP.HCM) với nền tảng học tập trực tuyến bằng phương pháp học cùng trí tuệ nhân tạo đoạt giải ba.

Bốn dự án xuất sắc nhất sẽ được Trường đại học Văn Lang, Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao (SHTP - IC) tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn phát triển.

Các thành viên của dự án Trạng Nguyên legend nhận giải ba cuộc thi khởi nghiệp Ra khơi

Các thành viên của dự án Trạng Nguyên legend nhận giải ba cuộc thi khởi nghiệp Ra khơi

Trao giải cuộc thi ‘Chắp cánh khởi nghiệp xanh’: Khi người trẻ sẵn sàng đương đầu cái ‘khó’Trao giải cuộc thi ‘Chắp cánh khởi nghiệp xanh’: Khi người trẻ sẵn sàng đương đầu cái ‘khó’

Nông trại tuần hoàn Thiên Nông, muối dược liệu Việt Nam, đũa tre than hoạt tính… là những dự án giành giải cao trong cuộc thi ‘Chắp cánh khởi nghiệp xanh’.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên