02/03/2015 06:00 GMT+7

​Chạy xe càng lớn càng dễ bị tai nạn?

VÕ HƯƠNG – MẠNH KHANG
VÕ HƯƠNG – MẠNH KHANG

TTO – “Két!”... “Xoẹt!”... “Rầm!”... tình trạng té xe như cơm bữa ở Sài Gòn, Hà Nội là chuyện thường diễn ra. Có phải chạy xe càng lớn càng dễ bị tai nạn?

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, xe máy có kích thước càng to, phân khối càng lớn thì nguy cơ xảy ra tai nạn càng cao, nhất khi tham gia lưu thông trong hệ thống giao thông “nhiều dòng xe” như ở Việt Nam hiện nay.

Một số bạn đọc cho rằng nguyên nhân tai nạn giao thông không do xe lớn hay nhỏ. Bạn đọc Đoàn Văn nói: “Tai nạn giao thông đều do ý thức của người điều khiển cộng với hạ tầng đường sá xuống cấp. Đó là một thực tế! Đừng nên đổ lỗi cho phương tiện”.

Tuy nhiên, đa số ý kiến vẫn cho rằng, kích thước và phân khối xe là góp phần không nhỏ gây nên tai nạn giao thông.

Vì sao xe máy lớn lại nguy hiểm?

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, 70% số vụ tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến xe máy.

Ông Khuất Việt Hùng - phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia - lưu ý: “Khi điều khiển xe máy phân khối lớn cần hết sức thận trọng vì xe phân khối lớn có kích thước lớn, những yêu cầu về kĩ thuật, sức khỏe của người lái cũng khác hơn hơn với những loại xe máy thông thường”.

Theo thầy Trương Nhất Vương - giáo viên trường trường Trung cấp nghề VINASME Tây Nguyên (Đắk Lắk) - nhìn bề ngoài, khác nhau cơ bản giữa xe máy thông thường và xe có kích thước, phân khối lớn là ngoại hình và trọng lượng.

Xe tay ga có phân khối lớn sử dụng số tự động (tương tự như ở xe ô tô có loại xe số tự động và xe số sàn). Hầu hết các dòng xe này sử dụng hai phanh tay trên tay lái. Trong khi các xe gắn máy thông thường sử dụng cả phanh chân và phanh tay.

“Thay vì đạp phanh bằng chân người lái phải phanh bằng tay. Việc bóp nhầm phanh trước là nguyên nhân hàng đầu của các vụ tai nạn giao thông do xe phân khối lớn gây ra” -  thầy Vương cho hay.

>> Thầy Trương Nhất Vương

Cồng kềnh, nặng nề, tốc độ cao, dễ bóp nhầm thắng…là những yếu tố người tiêu dùng cần phải quan tâm để bảo đảm an toàn giao thông (ATGT) khi quyết định sử dụng xe máy lớn.

Tiến sĩ, bác sĩ (BS) Tăng Hà Nam Anh - phó giám đốc Trung tâm phẫu thuật thực nghiệm (ĐH Y Dược TP.HCM), Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình BV Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) - cho rằng đối với xe 2 bánh thì xe chỉ cân bằng khi chạy, khi ở trạng thái tĩnh cần 3 điểm tựa nên khi dừng ở đèn xanh đèn đỏ cần phải đỡ chân.

Xe phân khối lớn thì khối lượng lớn nên người nào yếu sẽ rất dễ bị té xe. Xe có kích thước lớn chạy trong đô thị, nơi đường đông dễ xảy ra va quẹt gây mất an toàn.

>> BS Tăng Hà Nam Anh

BS. Nam Anh phân tích: “Năng lượng chấn thương bằng khối lượng xe nhân vận tốc bình phương chia hai. Ở xe phân khối lớn hội tụ đủ hai yếu tố làm năng lượng chấn thương cao là vận tốc xe và khối lượng xe đều rất lớn”.

Tốc độ xe vọt nhanh, người lái chỉ cần lên ga một chút là xe lao đi nên rất dễ mất bình tĩnh. Nhiều trường hợp người té xe vẫn nắm chặt tay ga làm xe xoay vòng, hụ ga rất lớn.

>> BS Tăng Hà Nam Anh

Theo phó giáo sư, tiến sĩ (PGS.TS.) Phạm Xuân Mai (khoa Kỹ thuật giao thông, ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM) giao thông ở Việt Nam là giao thông hỗn hợp, gồm nhiều dòng xe: xe máy, xe tải, xe Bus,… Vì vậy, xe nào có độ cao, kích thước lớn sẽ dễ va chạm, gây tai nạn hơn.

PGS.TS. Phạm Xuân Mai cho rằng trong các đô thị không nên sử dụng xe máy phân khối lớn vì tốc độ trong nội thành chỉ giới hạn 30-40km/giờ.

>> PGS. TS. Phạm Xuân Mai

PGS. TS. Phạm Xuân Mai cũng lưu ý: “Xe phân khối lớn không có nhược điểm gì cả. Ngược lại xe còn chạy nhanh, lực kéo lớn”.

Vấn đề ở chỗ xe này không phù hợp với giao thông Việt Nam vì chỉ có thể chạy trên những đường cao tốc. Chất lượng đường xá cũng là một yếu tố gây nên tai nạn vì vậy với cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay thì sử dụng xe phân khối lớn là chưa phù hợp.

>> PGS. TS. Phạm Xuân Mai

BS. Nam Anh cho rằng cần phải hạn chế xe máy có phân phân khối lớn, nên nghiên cứu sản xuất xe phân khối vừa và nhỏ, đầu tư sản xuất các dòng xe điện.

>> BS Tăng Hà Nam Anh

Quá nhanh, quá nguy hiểm!

Nhiều bạn đọc đã chia sẻ với TTO rằng bản thân họ hoặc người thân, bạn bè từng gặp tai nạn khi lưu thông trên đường chỉ vì chạy xe máy lớn.

Ảnh minh họa

Bạn đọc Mai Ban cho biết: “Một đồng nghiệp của tôi bị tai nạn thừa nhận vì xe quá lớn, nặng nề và đã đổi xe sau tai nạn”.

Bạn đọc Vũ Xuân Quang bình luận: “Nhiều người đi xe tay côn phân khối lớn nên phải chạy nhanh hơn các xe khác cho đủ tua. Việc này gây lãng phí và nguy hiểm, gây tiếng ồn cho người đi đường”.

Chị Lê Phi (Q.6, TP.HCM) cho biết, khi đi đường, chị thường xuyên gặp cảnh các bạn nữ chạy xe tay ga nhưng không chống chân tới, phải nhón chân, xe nghiêng lại quá nặng dẫn đến không đỡ được nên ngã ập ra đường rất nguy hiểm.

“Xe nào cũng có nguy cơ tai nạn như nhau nhưng xe lớn, cồng kềnh thì nguy cơ cao hơn”

>> Chị Lê Phi

Bạn đọc Sông Hồng góp ý: “Ở một số nước châu Âu, chỉ có hai loại xe máy lưu hành trong giao thông. Một là xe tay ga có phân khối nhỏ (hơn 50cc), người lái thậm chí không cần bằng. Loại còn lại là phân khối lớn (khoảng 150cc trở lên), người lái thường phải mặc đồ bảo hộ rất kỹ lưỡng”. 

Chỉ sử dụng xe phân khối lớn cho hoạt động chuyên biệt

PGS. TS. Phạm Xuân Mai cho rằng Việt Nam nên học hỏi những nước bạn để có các biện pháp hạn chế việc sử dụng xe phân khối lớn gây lãng phí và mất an toàn.

PGS. TS. Phạm Xuân Mai cho biết: “Ở nước ngoài, họ không sử dụng xe gắn máy trong thành phố. Các nước châu Âu chỉ sử dụng loại xe này cho du lịch. Các nước như Thái Lan, Indonesia,…thì dùng xe gắn máy bình thường chứ tuyệt đối không dùng xe phân khối lớn. Xe phân khối lớn chỉ được dùng cho thể thao hoặc các hoạt động chuyên biệt”.

>> PGS. TS. Phạm Xuân Mai

VÕ HƯƠNG – MẠNH KHANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên