Hình ảnh "cây bút" MasSpec - Ảnh: ĐH Texas
Thử nghiệm đã thực hiện trên 253 mẫu mô người, bao gồm cả mô bình thường và mô ung thư các loại, bao gồm: vú, phổi, tuyến giáp và buồng trứng.
Nghiên cứu cho thấy bút MasSpec có khả năng phân biệt chính xác các mô ung thư và mô thường, cho kết quả chỉ trong vòng 10 giây - nhanh gấp 150 lần so với công nghệ hiện tại, với độ chính xác lên đến 96%.
Thiết bị này có thể giúp các bác sĩ giải phẫu nhanh chóng xác định các mô bị ung thư để cắt bỏ và giữ lại các mô lành chung quanh, giúp việc phẫu thuật nhanh hơn, chính xác và an toàn hơn, đồng thời giảm nguy cơ tái phát ung thư.
Với các thiết bị chẩn đoán trước đây, có độ tin cậy chỉ trong khoảng 80 - 90%, bác sĩ phẫu thuật phải chờ ít nhất 30 phút mới có kết quả, nên sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân và có thể làm cho thuốc gây tê giảm tác dụng.v..v..
Nguyên tắc chẩn đoán của bút MasSpec dựa trên cơ chế: các tế bào sống, cho dù là tế bào thường hay tế bào ung thư, khi hoạt động đều tạo ra các phân tử nhỏ gọi là chất chuyển hóa.
Các phân tử này tham gia vào tất cả các quá trình quan trọng của cuộc sống tế bào - chẳng hạn như tạo ra năng lượng để tế bào phát triển và tăng sinh v.v..
Nhưng mỗi loại tế bào ung thư lại tạo ra một tập hợp các chất chuyển hóa có bản chất sinh hóa khác nhau, được ví như các dấu vân tay, giúp cho bút MasSpec có thể phát hiện và phân biệt các tế bào ung thư với tế bào thường qua hình ảnh hiện trên với màn hình máy vi tính, môt cách rất nhanh chóng và chính xác.
Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm công nghệ mới này trong các cuộc phẫu thuật ung thư vào năm 2018.
Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine, số ra ngày 6-9.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận