Có thể nói, với những giải pháp đó, nhà quản lý có thể sẽ tự làm rối khả năng quản lý của mình bằng các yêu cầu không dễ kiểm soát. Chỉ nói riêng ràng buộc nhà cung cấp dịch vụ game trực tuyến phải dừng server sau 22 giờ đã khó thực thi.
Phóng to |
Nhà quản lý tự mình gây khó?
Server gamer không chỉ là máy PC đơn lẻ, để muốn tắt khi nào là tắt. Phía sau nó là hệ thống website, dữ liệu người chơi liên kết qua các server, các cổng thanh toán thẻ trực tuyến và nối kết với các server kiểm tra kỹ thuật của nhà sản xuất...
Chỗ đặt các server cũng không hẳn ở đơn vị cung cấp dịch vụ mà đa số đặt tại không gian bảo quản của các nhà cung cấp dịch vụ mạng, tên miền... Việc tắt mở server mỗi ngày do đó chỉ tạo thêm chi phí không cần thiết và cả các sự cố kỹ thuật ngoài ý muốn.
Mặt khác, các doanh nghiệp phát hành game trực tuyến trong nước sẽ rất thiệt thòi nếu áp dụng điều này, bởi người chơi lập tức đổi sang chơi các trò chơi nước ngoài cung cấp. Ngược lại, với không ít người Việt Nam ở nước ngoài đang chơi game phát hành trong nước, thì việc ngừng server với họ sẽ càng là điều phiền toái và phản cảm.
Việc phân loại ra game này ít yếu tố online, game kia nhiều hơn, để áp dụng kiểm soát người chơi và thời gian chơi game, lại gây phức tạp hóa bởi không có thang điểm nào, khung định mức nào sẽ giúp các nhà quản lý phân biệt những điểm đó. Điều này theo tôi, dễ dẫn đến những kiểu “xin – cho” mới trong quan hệ quản lý phát hành game hiện nay, gây thêm tiêu cực xã hội.
Chỉ cần nhà mạng tham gia
Trong khi đó, giải pháp kỹ thuật cơ bản nhất, lại làm được dễ dàng từ các nhà cung cấp dịch vụ mạng Internet là cắt tín hiệu đối với các nhóm thuê bao cần kiểm soát giờ hoạt động, không hiểu sao dự thảo bỏ qua.
Trao đổi với một số nhân viên, quản lý kỹ thuật các nhà cung cấp dịch vụ mạng Internet hiện nay như VNN, FPT, Viettel, ai cũng thừa nhận, việc gián đoạn tín hiệu Internet trên các nhóm thuê bao chỉ định vào thời gian nhất định trong ngày là đơn giản.
Một cán bộ quản lý kỹ thuật mạng Internet FPT còn khẳng định ngay với 1 thuê bao Internet cụ thể, cần cắt ngay tín hiệu cũng là chuyện lập tức làm được. Điều này dễ thấy trong việc giám sát cước thuê bao mà các nhà mạng đã áp dụng.
Theo đó, chỉ cần các nhà mạng thống nhất trong văn bản hợp đồng với các điểm Internet công cộng, về thời gian ngắt tín hiệu đúng quy định quản lý giờ kinh doanh, là đảm bảo về mặt pháp lý. Đội ngũ kỹ thuật các mạng ở từng địa phương chỉ cần gom các thuê bao Internet công cộng đó vào nhóm chung, lập trình chế độ gián đoạn tín hiệu từ 22 giờ - 6 giờ sáng hôm sau, là mọi vấn đề giám sát được tự động thực thi, không hề có sai sót.
Với các thuê bao cá nhân, cơ quan... mới ký hay tái ký hợp đồng, cũng chỉ cần tăng thêm khoản thỏa ước “đồng ý ngắt tín hiệu Internet sau 22 giờ - 6 giờ sáng” là tổ chức quản lý được.
Dĩ nhiên, cũng sẽ có những ý kiến về khả năng lách tránh từ các chủ điểm kinh doanh Internet công cộng như cố tình sử dụng thuê bao cá nhân vào truy cập Internet công cộng. Trong trường hợp này, thuê bao đó phải tăng lưu lượng thuê bao với chi phí cao, không ích lợi về mặt kinh tế cho chủ tiệm; lại không đảm bảo đủ dung lượng cho nhiều máy tính chơi game cùng lúc, gây hiện tượng dis, lag bị game thủ phản đối.
Điều đơn giản để giải pháp này cần được nghiên cứu là thực chất hoạt động chơi game online trên mạng cũng luôn mang lại lợi ích cao nhất cho các nhà cung cấp mạng, nên họ không thể tự ở ngoài cuộc như lâu nay đã từng diễn ra !
Các lợi ích qua giải pháp gián đoạn tín hiệu Internet từ nhà cung cấp mạng: 1. Kiểm soát được thời gian kinh doanh theo quy định của các điểm Internet công cộng 1 cách tự động hóa, đúng thời hạn, mà không cần có sự can thiệp, tổ chức theo dõi, tuần tra thường xuyên của các lực lượng chức năng. 2. Hạn chế được tình trạng các game thủ chơi game quá độ, kéo dài qua đêm hay nhiều ngày liên tục tại các điểm Internet công cộng. 3. Giải pháp toàn diện và triệt để, hơn hẳn những hình thức kiểm soát và can thiệp khác hiện nay. 4. Nhà cung cấp mạng vừa bảo đảm được mức doanh thu thuê bao, vừa giải phóng lượng băng thông rộng cho các nhóm khách hàng khác do không có các điểm truy cập Internet nóng tập trung ban đêm. 5. Quyền lợi của các đơn vị phát hành trò chơi trực tuyến vẫn bảo đảm không như giải pháp ngưng hoạt động server cung cấp dịch vụ. 8. Không chỉ các nhóm đối tượng khách hàng chơi game có nguy cơ như chơi ở tiệm Internet, ở nhà riêng không kiểm soát... bị quản lý, mà các hiện tượng xấu khác trên mạng như phim ảnh đồi trụy, văn hóa phẩm độc hại... cũng ít nhiều hạn chế. 9. Chi phí thực hiện việc gián đoạn tín hiệu rất thấp. |
Vật vã cai nghiện game onlineChân dung game thủCày game thâu đêm ở Sài GònGame thủ... nhập việnXuất thêm chiêu với game onlineQuản lý game online, hai bộ phải ngồi lại Cả xã hội nhức nhối với games bạo lực
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận