11/06/2010 17:26 GMT+7

Cả xã hội nhức nhối với games bạo lực

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Huyền (Phú Thọ)
Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Huyền (Phú Thọ)

TTO - Bùng nổ games online, lối sống, đạo đức của giới trẻ, xây dựng môi trường văn hóa, bản sắc văn hóa là những vấn đề đại biều quốc hội nêu ra trong buối chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hoàng Tuấn Anh chiều nay (11-6).

Toàn văn phiên chất vấn Bộ trưởng Vũ Văn NinhToàn văn phiên chất vấn Bộ trưởng Hồ Nghĩa DũngXem toàn văn nội dung buổi chất vấn Bộ trưởng Cao Đức PhátDân đu dây qua sông, “ông” giao thông không biếtBộ trưởng Vũ Văn Ninh: “Chúng ta sử dụng nợ công hiệu quả”Phiên chất vấn buổi chiều: vấn đề nào cũng nóng

GAr83Yjn.jpgPhóng to
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh - Ảnh: Việt Dũng

Sẽ...quản lý chặt chẽ?!

Phải chăng thủ tục cấp phép các tiệm Net ở địa phương hiện nay quá dễ dàng? Bộ trưởng có giải pháp gì để ngăn chặn kịp thời tình trạng cấp phép tràn lan như hiện nay?

Đại biểu Phạm Phương Thảo (TP.HCM) nêu vấn đề: Hiện nay cả nước có hơn 20 triệu người chơi games, có 5 triệu người chơi thường xuyên, 20.000 đại lý trên cả nước. Các em nói lại với tôi rằng khi chơi games sẽ có được cảm giác ảo, cảm giác bá chủ.

Một số ý kiến nói tác hại của games không kém rượu, thuốc lá, thậm chí như ma túy. Những nội dung của games online có liên quan đến bạo lực, cờ bạc, Bộ trưởng có biết điều đó không? Xin hỏi Bộ trưởng Bộ thông tin truyền thông Lê Doãn Hợp tại sao các nước trên thế giới cũng có games online nhưng họ quản lý được, chúng ta quản lý games online như thế nào? Thời gian chơi ra sao? Có cắt được đường truyền không? Hiện tôi thấy mức xử phạt các đại lý games online chơi quá giờ chỉ mức 200.000 là quá nhẹ. Có ý kiến đề nghị sắp tới Bộ cấp phép về vấn đề games online chứ không phải Cục?

Một số đại biểu khác cũng nêu vấn đề xem xét lại việc quản lý games online.

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nêu rõ: Đây là vấn đề mà hầu hết các cử tri quan tâm. Tôi sẽ ngồi lại với Bộ trưởng Lê Doãn Hợp để phân tích rõ hơn vấn đề này. Đại biệu Phương Thảo hỏi tôi có biết những games này có nội dung bạo lực không, tôi biết quá đi chứ sao lại không biết. Tôi cũng chơi games nhưng không phải games bạo lực mà là những loại games vui vẻ, nhẹ nhàng.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cũng tham gia làm rõ vấn đề này. Ông Hợp chơ biết Bộ đã ra văn bản 1063 (ngày 14-4-2010) để kiểm tra các tụ điểm games. Qua đó, đã cảnh cáo 61 tụ điểm, xử lý 145 tụ điểm và phạt 152 triệu đồng. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã kiểm tra 18 cơ sở cung cấp dịch vụ game online. Chậm nhất là đến giữa tháng 7-2010 sẽ báo cáo tổng kết. Bộ sẽ có văn bản gửi chị Phương Thảo và sẽ soạn thảo nghị định trình chính phủ để quản lý chặt chẽ vấn đề này. "Chúng tôi đang chỉ đạo quyết liệt để sản xuất games online trong nước có nội dung lành mạnh như Thánh Gióng, Tấm Cám, Sơn Tinh - Thủy Tinh. Chúng tôi cũng cố gắng hết sức để đáp ứng những vấn đề của quốc hội nhưng đây là vấn đề của toàn xã hội" - Bộ trưởng Hợp nói.

Còn games bạo lực, còn đánh nhau trong học đường

Đại biểu Nguyễn Phụ Đông (Bắc Ninh): Sự xuống cấp 1 bộ phận nhỏ trong xã hội, học sinh sa sút về đạo đức, Bộ đánh giá như thế nào? Trách nhiệm quản lý của Bộ? Khắc phục ra sao?

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, trong quá trình đổi mới hội nhập quốc tế, những giá trị văn hóa Việt Nam bị tác động ảnh hưởng rất nhiều. Đó là việc bạo lực bùng phát từ trong trường học, trên đường phố, kể cả trong công sở… mà đi kèm theo nó là lối sống ích kỷ, chạy chức chạy quyền, tham nhũng, tham quyền cố vị, cục bộ địa phương…

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nói rõ những vấn đề nêu trên có 3 nguyên nhân sau: Thứ nhất là việc hội nhập có những điều tốt nhưng bên cạnh đó còn thâm nhập vào nước ta nhiều điều độc hại. Vấn đề là biết chọn cái nào để không ảnh hưởng đến đến lối sống và môi trường văn hóa; thứ hai là tuyên truyền văn hóa chưa tốt; thứ ba là các văn bản pháp quy chưa được qui định cụ thể.

Giải pháp là tăng cường giáo dục pháp luật ngay trong nhà trường, cơ quan đơn vị; lên án mạnh mẽ các hành vi phi đạo đức. Trong việc này, xác định vai trò quan trọng của nhà trường - gia đình và xã hội…

Liên quan đến bạo lực học đường, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói: nhà trường không giáo dục hình mẫu học sinh đánh nhau, không giáo dục bạo lực mà môi trường chính của vấn đề này là việc học sinh tham gia chơi games online quá nhiều. Theo thống kê nội dung của games online trong đó có đến 77% là bạo lực đánh nhau, giết người; 9% là cờ bạc; 10% là bóng đá, nhảy múa và đua xe… Khi học sinh chơi games nhiều dẫn đến phản xạ bộc phát ra bên ngoài. Khảo sát cũng cho thấy, đối với học sinh tiểu học thì 2/3 học sinh chơi game 1 lần/tuần; học sinh THCS/THPT 81% chơi game; sinh viên đại học chiếm 75%. Những con số trên cho thấy xu hướng tạo nên bạo lực rất rõ trong rất rõ.

jmaochYt.jpgPhóng to
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân - Ảnh: Việt Dũng

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị cần có biện pháp quản lý Internet tốt hơn. Bên cạnh đó là không cho phép bán kèm thức ăn trong tiệm net để các em chơi games lâu hơn. Đồng thời khuyến khích các em chơi game lành mạnh hơn.

Quản lý di tích: "Có sai sót, chúng tôi nhận trách nhiệm"

Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị): Từ khi nhận nhiệm vụ đến nay, Bộ trưởng ban hành bao nhiêu quy chế để quản lý văn hóa. Bộ trưởng có những giải pháp cụ thể gì để khắc phục, chấn chỉnh những cuộc thi hoa hậu tràn lan như hiện nay?

Tôi làm bộ trưởng Bộ VH - TT và Du lịch còn 3 tháng nữa là đúng 3 năm. Trong thời gian này, tôi kế thừa các văn bản của những Bộ trưởng tiền nhiệm, soạn thảo 3 Nghị định trình Chính phủ, ban hành 16 văn bản trên các lĩnh vực Du lịch, nghệ thuật biển diễn, quản lý di sản, điện ảnh...

Riêng về hoạt động quản lý văn hóa trong thời gian qua, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết đã quyết định thu hồi 1 di tích văn hóa cấp quốc gia; đình bản 2 lần nội dung quảng cáo không đúng giấy phép; xử lý một số nghệ sĩ, ca sĩ hát không đúng giấy phép...

Trả lời đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) về việc thu hồi Quyết định do chính Bộ ban hành và giấy phép do chính Bộ cấp, nguyên nhân là gì và trách nhiệm thuộc về ai? Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh rất thẳng thắn trả lời nguyên nhân là do nghiên cứu không kỹ, không sâu sắc. Lý do là vì từ địa phương đưa lên cùng các cơ quan liên quan tham gia... "Trách nhiệm này thuộc về chúng tôi và chúng tôi nhận khuyết điểm để sửa chữa". Còn việc rút giấy phép, Bộ trưởng cho biết là do các Sở văn hóa địa phương quyết định.

Lễ hội tràn lan có thực sự cần thiết?

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội): Dư luận bất bình trước việc tổ chức lễ hội tràn lan, một số lễ hội chém lợn, đâm trâu mang màu sắc mê tín gây ghê sợ cho người dân. Lễ hội Đền Trần vừa rồi gây hỗn loạn... Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam nhìn chung còn thấp, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng, nhiều trẻ em vùng sâu vùng xa không được đi học... Xin hỏi tổng chi phí cho lễ hội từ đầu năm đến nay là bao nhiêu? Nếu Bộ trưởng chưa có câu trả lời chính xác thì có thể kiểm tra lại con số và trả lời bằng văn bản sau cũng được!

tCEgqics.jpgPhóng to
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, Hà Nội - Ảnh: Việt Dũng

- Như đại biểu Quốc Khánh gợi ý, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết do chưa có những con số thống kê chính xác nên sẽ trả lời vấn đề bằng văn bản sau.

Về nhóm lễ hội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết trong hướng phát triển sắp tới sẽ tăng cường đổi mới tuyên truyền; tăng cường nhà nước quản lý điều hành, nhân dân tổ chức; đẩy mạnh xã hội hóa về lễ hội; tiến hành kiểm kê phân loại lễ hội. Đến ngày 15-6 sẽ có báo cáo tổng kết trình chính phủ.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh kêu gọi người dân thể hiện hành vi có văn hóa và chấm dứt nạn nhét tiền và tay chân thần thánh, không chạy theo hư danh, cầu chức cầu quyền.

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Huyền (Phú Thọ)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên