Mặc dù từ trước tới nay Việt Nam đã áp dụng một chiến lược chống COVID-19 linh hoạt, phù hợp, nhưng trước diễn biến phức tạp, nhanh chóng ở TP.HCM có lẽ nên có 1 số điều chỉnh:
1. Cần tăng cường thêm sức mạnh cho hệ thống điều trị. Ngoài trung tâm hồi sức 1.000 giường đang triển khai, nên có 1 trung tâm hồi sức thứ 2, dự phòng số ca nặng tăng cao.
Trong các bệnh viện của thành phố, có lẽ Bệnh viện Nhi đồng thành phố là đơn vị phù hợp nhất để cho mục đích này. Thành phố có 3 Bệnh viện nhi nhưng do COVID-19 nên số bệnh nhân khám và điều trị giảm, vì vậy có thể dồn vào 2 bệnh viện.
Bệnh viện Nhi đồng thành phố là bệnh viện mới, hiện đại, nhân lực và trang thiết bị tốt nếu được chọn không cần phải đầu tư nhiều.
2. Từng bước cách ly có giám sát chặt chẽ cho F1 tại nhà, trừ các trường hợp đặc biệt. Thí điểm từng bước cách ly có giám sát F0 nhưng không có triệu chứng tại nhà .
3. Thay vì xét nghiệm đại trà, nên xét nghiệm cho các cộng đồng có nguy cơ cao: công nhân, những người thường xuyên tiếp xúc, những khu vực có F0, xét nghiệm cho các đại diện gia đình như Đà Nẵng từng làm...
4. Bảo vệ đối tượng có nguy cơ mắc và tử vong cao: người cao tuổi, người có bệnh nền... bằng cách cách ly tuyệt đối tại gia đình, ưu tiên tiêm vắc xin.
Chiều nay 13-7, cả nước ghi nhận thêm 852 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 546 tại TP.HCM. Cả ngày 13-7, cả nước ghi nhận 2.301 ca mắc COVID-19, 1.797 người trong số này ở TP.HCM.
GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, tác giả bài viết này, là một chuyên gia về ngoại nhi và tế bào gốc tại Việt Nam. Ông nguyên là giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương và là bác sĩ rất có uy tín trên thế giới về mổ tim, ghép tạng, nội soi điều trị thoát vị cơ hoành... ở trẻ em.
Thăm dò ý kiến
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt về phòng chống dịch COVID-19 tại TP.HCM - cho biết ủng hộ phương án cách ly F0 không triệu chứng tại nhà theo đề xuất của TP.HCM. Theo bạn
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận