Thứ 5, ngày 4 tháng 3 năm 2021
Biết vay nóng là 'chết' nhưng nông dân nghèo vẫn vay, tại sao?
TTO - Gắn bó với người nông dân, bạn đọc Tú Nguyên (Hội Chữ thập đỏ xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) có bài viết lý giải vì sao ho vay nóng. Chuyên mục Bạn đọc làm báo xin giới thiệu góc nhìn của anh.

Ít ai biết một thực trạng bi đát của nông dân nghèo, có ít đất canh tác tại nông thôn. Lúc bí quá, dù biết phải vay với lãi suất từ 10% thậm chí đến 20% - 30% mà vẫn phải vay.
Thực tế cho thấy những hộ nông dân ở nông thôn có từ 2-3 công ruộng, mà phải lo "cơm áo gạo tiền" cả một gia đình 3-4 người con thì không dễ chút nào. Cảnh ăn trước trả sau là chuyện "thường ngày ở huyện" đối với họ.
Trong số đó không ít người tự mở cho mình một lối thoát để "con sãi ở chùa sẽ không phải quét là đa" bằng cách đầu tư cho con cái họ bằng con đường học vấn.
Đó là tình trạng nông dân nghèo đi vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi để làm nông nghiệp, nhưng họ lại làm không đúng mục đích, phi nông nghiệp.
Tiền vay sẽ được dùng vào mục đích nuôi con ăn học, với hy vọng một vài năm sau, khi con cái họ tốt nghiệp có việc làm ổn định, cả gia đình sẽ dần dần thoát khỏi cảnh nghèo túng đeo đẳng họ từ bấy lâu nay.
Nhưng trước mắt, đến lúc đáo hạn lấy tiến ở đâu mà trả cho ngân hàng cả vốn lẫn lãi? Con đường dẫn họ tới vay nóng là chuyện chẳng đặng đừng với hy vọng "trúng mùa, được giá", họ sẽ giải quyết phần nào món nợ vay nóng chết người.
Cho dù trúng hay mất mùa cái món nợ "truyền kiếp" này được họ tiếp tục quay vòng cho đến khi vòng quay đến đỉnh điểm mất khả năng chi trả, thì cái chết vì nợ vây là chuyện phải đến.
Tôi biết có chuyện cũng là nông dân nghèo khó, nhưng họ lại "ló" cái khôn hơn. Thay vì đầu tư trực tiếp vào việc học của con. Họ có kế hoạch hẳn hoi, đầu tư có căn cơ vào cây trồng, vật nuôi.
Với vốn vay đầu tư đúng mục đích họ từng bước phát triển qui mô lớn dần theo từng thời gian đáo hạn và vay tiếp của ngân hàng.
Những chuyện bất cập không ai ngờ tới lại xảy đến với họ. Chương trình cho vay ngành chăn nuôi (heo chẳng hạn) của họ bị ngưng lại; ngân hàng dành vốn ưu tiên cho ngành khác (nuôi tôm chẳng hạn) theo chủ trương phát triển nông thôn của địa phương.
Người nông dân trong trường hợp này cũng phải tạm vay nóng để cứu kế hoạch lâu dài. Nhưng thời gian "sống tạm" của kế hoạch không thể chờ thời gian chủ trương cho vay trở lại của ngân hàng.
Cái kết bất ngờ của người nông dân nghèo biết xoay sở để đổi đời vì thế phải bị nợ vay nóng bủa vây.
TTO - Vay nhanh, không cần thế chấp, có thể vay mọi lúc mọi nơi, nhận tiền sau vài ngày... Những lời quảng cáo lúc nào cũng có vẻ dễ dàng thuận lợi. Cầm tiền rồi mới bắt đầu nỗi khổ “nợ vây”.
-
TTO - Theo Bộ Y tế, cúm H5N8 vốn là chủng virus lưu hành trên gà và chim hoang dã, nay lần đầu tiên ghi nhận trên người. Bộ cũng cho biết sáng nay 4-3 chưa ghi nhận ca bệnh COVID-19 mới.
-
TTO - Trang mạng xã hội Thông tin Chính phủ vừa công bố những thông tin khẩn, lưu ý bà con người Việt tại Myanmar về việc chuẩn bị cho chuyến bay đưa công dân về nước vào ngày mai 4-3.
-
TTO - Bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương cho biết hiện sức khỏe của bé gái rơi từ tầng 12 chung cư đã ổn định, bé đã cười đùa, dự kiến ngày mai 4-3 ra viện.
-
TTO - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Trung Quốc là thách thức địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 21 mà Mỹ đối mặt và Trung Quốc cũng là quốc gia duy nhất có đủ khả năng gây nguy hiểm cho trật tự quốc tế.
-
TTO - Từng giáo viên phải học tập, nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết của nhà giáo đứng trên bục giảng để đem lại hiệu quả giảng dạy cao nhất. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn đặt ra cho giáo viên phải xuất phát từ thực tiễn
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận