Giáo sư Thomas Bardin - trưởng khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Lariboisière (Pháp, đứng) - trao đổi cùng các bác sĩ nghiên cứu tại Viện Gút TP.HCM - Ảnh CTV
Theo giáo sư Thomas Bardin - trưởng khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Lariboisière (Pháp), biến chứng của bệnh gút và một số bệnh mãn tính kèm theo như suy tim mãn tính, suy thận mãn tính hay biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2...nếu xảy ra trên cùng một người bệnh thường rất nguy hiểm, khó điều trị, thậm trí là bế tắc.
Lần đầu tiên một dự án nghiên cứu sâu về diễn tiến điều trị bệnh gút với các biến chứng nặng có vòng xoắn bệnh lý phức tạp trên 100 bệnh nhân của Viện Gút đã đạt được kết quả khả quan.
Theo đó, các bệnh nhân được chọn nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 47 tuổi, thời gian trung bình bị bệnh gút là 10 năm.
Trong 100 người thì có 91 bệnh nhân bị nhiều cục tophi, 32 người tăng huyết áp, 7 người bệnh tiểu đường tuýp 2, 31 người rối loạn lipid máu, 47 người bệnh tim mạch vành và 16 người bị suy tuyến thượng thận do lệ thuộc corticoid.
Tất cả bệnh nhân đến đều được áp dụng khuyến nghị của Liên đoàn chống các bệnh thấp khớp châu Âu (EUAR) và Hội thấp khớp học Mỹ (ACR) về điều trị hạ nồng độ acid uric máu. Đồng thời, được theo dõi trong thời gian 12 tháng với khởi đầu allopurinol (ALLO).
Kết quả điều trị trên 100 bệnh nhân này vô cùng ấn tượng so với những gì có thể đọc được trong y văn thế giới. Sau 1 năm điều trị hầu như không còn bệnh nhân nào phải dùng thuốc chống viêm giảm đau.
Trong khi các thử nghiệm thuốc mới điều trị gút thường phải mất 4-5 năm mới đạt được kết quả này. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được cải thiện đáng kể.
Theo giáo sư Thomas Bardin, nghiên cứu này vừa được công bố tại Hội nghị thường niên Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Hội Thấp khớp học Pháp.
Từ mô hình điều trị này mỗi năm Viện Gút giúp gần 1.000 bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ tử vong sớm do biến chứng của bệnh gút và các bệnh mãn tính kèm theo.
Các nhà khoa học tham quan mô hình khám, điều trị bệnh gút tại Viện Gút. Đây là mô hình nghiên cứu và điều trị chuyên sâu bệnh gút duy nhất hiện nay - Ảnh: CTV
Ngày 22-11, Viện Gút phối hợp với ĐH Paris 7 (Pháp) tổ chức hội thảo khoa học "Mô hình quản lý điều trị ngoại trú biến chứng của bệnh gút và một số bệnh mạn tính thường gặp".
Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu ở các lĩnh vực cơ xương khớp, tim mạch, thận tiết niệu, nội tiết chuyển hoá, tiêu hoá gan mật đến từ nhiều trường đại học của Pháp như Paris 6, Paris 7 và đại học Y Dược TP, Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Quân y 175.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp - phó hiệu trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, hiện nay tuổi thọ trung bình ở Việt Nam tăng khá cao ở mức 74 tuổi nhưng chất lượng cuộc sống chưa thực sự tốt.
"Sở dĩ ở Việt Nam có nhiều ca bệnh gút nặng hơn so với các nước châu Âu không phải vì thiếu thuốc điều trị, có thể do nhận thức, ý thức điều trị bệnh nhân còn rất thấp. Bệnh trở nặng phần lớn do không điều trị hoặc điều trị sai cách", PGS.TS Hiệp nói.
Tại hội thảo, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - cục trưởng cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế). - đánh giá cao mô hình nghiên cứu, điều trị của các chuyên gia Pháp tại Viện Gút nhằm đầy lùi các bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là gút.
Ngoài các giải pháp áp dụng khoa học, ông Khuê mong muốn được chia sẻ về chế độ dinh dưỡng, vận động để người bệnh có thể biết cách chủ động phòng ngừa bệnh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận