Bệnh thường xảy ra ở những người có độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi. Nam giới mắc bệnh chiếm 90%, cao hơn nữ, nữ ít gặp hơn nhưng thời kỳ mãn kinh một số phụ nữ có thể xuất hiện bệnh. Cũng cần lưu ý những bệnh khác cũng có triệu chứng đau khớp giống với bệnh Thống phong như viêm khớp do yếu tố thấp hoặc nhiễm trùng.
Nguyên nhân của bệnh
Do trong máu có quá nhiều chất Acid uric. Acid uric hình thành từ chất đạm có cấu tạo nhân Purine, hiện diện nhiều trong nạc động vật, phủ tạng, hải sản…
Có 2 con đường gây tăng Acid uric trong cơ thể: hoặc do đưa vào cơ thể quá dư, hoặc thận thải trừ kém, hoặc do cả hai tình trạng trên.
Chẩn đoán bệnh bằng cách nào?
- Chắc chắn: có hiện diện của tinh thể urate trong khớp hoặc trong các hạt ở vành tai hay quanh khớp (hạt Tophi).
- Nghĩ nhiều đến bệnh khi có ≥ 6 các dấu hiệu sau: từng đau ở khớp; viêm khớp diễn tiến nhanh trong vòng một ngày; đau ở một khớp; sưng - nóng - đỏ - đau tại khớp; hạt tophy; tang acid uric máu; dấu hiệu x-quang điển hình; dịch khớp không có nhiễm trùng…
Liệu pháp Đông y trong điều trị bệnh Gút
Giai đoạn cấp: khi khớp sưng - nóng - đỏ - đau nhiều gây hạn chế vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân có thể cần can thiệp thuốc tân dược như các chất chống viêm không chứa steroid, thuốc đặc trị tăng đào thải hoặc ức chế tổng hợp acid uric… Nếu đợt cấp nhưng không ảnh lớn đến sinh hoạt cá nhân, cũng như công việc, có thể dùng những bài thuốc có tính chất kháng viêm, giảm đau, thanh lọc cơ thể từ cây thuốc.
Giai đoạn mạn tính: đây là giai đoạn Đông y có lợi thế vì thuốc ít gây phản ứng phụ và cơ thể người bệnh dễ dung nạp hơn. Tuỳ thể trạng người gầy, thừa cân, bệnh khác đi kèm… thuốc sẽ sử dụng có điều chỉnh hoặc kết hợp khác nhau. Người thầy thuốc Đông y dựa vào các thông tin có được qua thăm khám trực tiếp sẽ phân chia người bệnh thuộc thể tạng nóng – lạnh (nhiệt – hàn), tốt – suy nhược (thực – hư), cơ quan bệnh (tạng – phủ), giai đoạn bệnh (biểu – lý) nhằm sử dụng thuốc phù hợp. Có như thế điều trị sẽ đạt kết quả như mong muốn.
Biện pháp phòng ngừa
- Uống đủ từ 8 – 10 ly nước hàng ngày (2 – 2,5 lít): giúp tăng bài tiết acid uric.
- Hạn chế rượu, bia
- Ăn trái cây tươi: dâu, dưa hấu, đào, lê, táo…; nhiều rau xanh: cần tây, ngò gai…
- Tránh ăn nhiều thịt đỏ, ngũ tạng (đồ lòng), hải sản,…
- Hạn chế: măng tây, cải bó xôi, nấm, các loại đậu, đậu lăng, đậu phộng,...vì chứa nhiều purine.
- Giảm thức ăn uống có caffeine: café, trà đậm.
- Tránh dầu đã qua sử dụng vì mất vitamin E và tăng acid uric.
- Điều chỉnh cân năng hợp lý, tránh giảm cân quá nhanh cũng có thể gây bùng phát cơn gout.
- Các thức ăn vị thuốc có tính kháng viêm nên sử dụng thường hơn: quả dứa, nghệ, gừng, đu đủ…
- Các vị thuốc từ kinh nghiệm dân gian: lá cây Sa kê, thân rễ cây Dáy…
Chúng ta cần thận trọng khi sử dụng những vị thuốc, bài thuốc từ kinh nghiệm hoặc do sự mách bảo của người quen. Theo nguyên tắc điều trị bệnh của Đông y là: thuốc sử dụng tuỳ thuộc vào người bệnh cụ thể, không dựa vào chứng hay một bệnh danh ghi trong sách vở. Như trên đã trình bày, giải đáp được câu hỏi nhiều người đang thăc mắc: vì sao vị thuốc nào đó sử dụng hiệu quả cho người này nhưng không hiệu quả cho người khác. Đối với một bệnh khó trị như bệnh Gout không thể có duy nhất một cây thuốc, một bài thuốc mà cần một liệu pháp tổng hợp gồm điều chỉnh lối sống, ăn uống hợp lý, sử dụng thuốc đúng chỉ định là biện pháp điều trị tốt nhất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận