Clip, ảnh tàu, máy bay TQ lồng lộn cản phá tàu VN ngày 13-5Tàu, máy bay Trung Quốc tiếp tục cản tàu chấp pháp Việt NamDiễn biến vụ Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Việt Nam
Trong quan hệ quốc tế, một thế giới phức tạp với lợi ích đan xen và quyền lực là đích nhắm cuối cùng, một nước nhỏ như Việt Nam không còn cách nào khác, hoặc tự lực tự cường tự bảo vệ mình, hoặc nương nhờ một “ông lớn” nào đó. Sự lựa chọn của Việt Nam kể từ sau chiến tranh lạnh là rõ ràng, không thể để nước lớn dẫn dắt với kinh nghiệm rút ra từ quá khứ. Tuy nhiên, trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, nước nhỏ vẫn có một công cụ khả dĩ để bảo vệ mình, đó là luật pháp quốc tế.
Các bá quyền từ cổ đại đến hiện đại như La Mã, như đế quốc Anh, như Mỹ đi theo một mô thức chính trị quen thuộc: đó là chèn ép, là cưỡng bách các nước nhỏ phải đi theo mình thông qua chiến tranh, hay sức ép kinh tế. Tuy nhiên, trong khi thế giới ngày càng phát triển, thương mại ngày càng phát đạt, và các nước dù nhỏ hay lớn kết nối lại với nhau nhiều hơn, thì bá quyền không còn đủ sức để gánh lấy tất cả chi phí cần phải có để duy trì một hệ thống quốc tế có lợi cho mình nếu chỉ sử dụng sức mạnh cơ bắp.
Sáng tạo và tri thức trong thế giới ngày nay, chứ không phải súng đạn dao găm, định hình nên giá trị và sự kính trọng. Sự khủng khiếp của chiến tranh, đi kèm với đó là sự phát triển như vũ bão của sáng tạo và tri thức, khiến các quốc gia phải đặt ra luật lệ để hạn chế và ràng buộc nhau. Luật lệ ban đầu chỉ là thông lệ, là những hành vi được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần giữa các cường quốc, rồi được các nước nhỏ làm theo, và thế là trở thành luật quốc tế.
Các nước nhỏ trước đây phải oằn mình chống lại lòng tham và nỗi khát khao quyền lực của các nước lớn, nay có nhiều hơn một công cụ trong tay. Dù có là một siêu cường cũng không thể tự quyết định hành động mà không ngó nghiêng xung quanh. Luật pháp khiến nước lớn phải suy nghĩ thêm một bước nữa nếu muốn “nổi nóng”. Hiện tại, cái giá phải trả đã lớn hơn rất nhiều so với lợi ích thu lại được cho một hành động đơn phương.
Luật quốc tế, ví dụ như luật biển, là tập hợp của các thông lệ quốc tế vốn đã được các nước đồng ý thực hiện trong một khoảng thời gian tương đối dài. Nó có thể được coi là một sự thỏa hiệp giữa các nước lớn về một vấn đề chung nào đó. Thông thường thì cường quốc rất không thích bị ràng buộc bởi luật lệ hay quy tắc gì cả. Những thứ luật lệ đó sẽ làm vướng chân vướng tay, và lợi ích của cường quốc đó chắc chắn sẽ bị giảm đi.
Tuy nhiên, mọi thứ không đơn giản như vậy. Cường quốc còn có một cách tiếp cận khác, đó chính là chủ động tham gia xây dựng luật lệ và hưởng lợi từ nó. Nước Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là một ví dụ. Washington đã thiết lập nên một hệ thống tài chính toàn cầu với ảnh hưởng to lớn cho tới tận ngày nay. Các thiết chế lớn tạo ra luật và thông lệ như hệ thống Liên Hiệp Quốc và các tòa án quốc tế là các hình mẫu hợp tác và pháp lý mang tính toàn cầu.
Trung Quốc dường như bất chấp luật pháp và theo đuổi cách hành xử của một “anh nhà giàu mới nổi”. Các nước láng giềng xem Trung Quốc là một người hàng xóm hay bắt nạt, phớt lờ luật lệ. Cái giá phải trả ở đây là rất cao: Bắc Kinh không có đồng minh là điều thứ nhất; Trung Quốc phải tiêu tốn nhiều nguồn lực hơn trong bối cảnh kinh tế đi xuống để có thể duy trì được các tuyên bố chủ quyền của mình là điều thứ hai; và cuối cùng - điều nguy hiểm nhất - các nước đã cạn kiệt lòng tin đối với một viễn cảnh trỗi dậy hòa bình.
Chối bỏ luật lệ như một công cụ duy trì quyền lực, vô hình trung, Trung Quốc đã tạo ra lợi thế pháp lý cho Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 lần này.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan HD-981 Trung Quốc tuyên bố giàn khoan hoạt động 3 tháng ở biển ĐôngTrung Quốc phải đưa giàn khoan ra khỏi Việt NamTàu chiến Trung Quốc xuất hiện tại khu vực giàn khoan HD 981Phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan đến vùng biển của VN
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận