31/08/2019 14:26 GMT+7

92% hàng may mặc Trung Quốc vào Mỹ tăng giá từ 1-9 vì bị áp thêm thuế

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Đài CNBC cho biết những chiếc áo len Giáng sinh xấu xí nhất mà người Mỹ thấy trong các trung tâm thương mại sẽ có mức giá tăng vọt trước kỳ nghỉ lễ, sau khi Mỹ áp thuế quan bổ sung 15% đối với 112 tỉ USD hàng Trung Quốc từ 1-9.

92% hàng may mặc Trung Quốc vào Mỹ tăng giá từ 1-9 vì bị áp thêm thuế - Ảnh 1.

Một cửa hàng bán quần áo tại Pennsylvania, Mỹ - Ảnh: REUTERS

Đây là một phần trong kế hoạch áp thuế lên 300 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc mà ông Trump công bố đầu tháng 8.

Để cứu lấy Giáng sinh - một trong những dịp mua sắp lớn nhất của người Mỹ, Tổng thống Donald Trump trì hoãn việc áp thuế quan đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cho đến 15-12, nhưng không áp dụng đối với hàng may mặc.

Các sản phẩm trong nhóm được hoãn áp thuế bao gồm điện thoại di động, máy tính xách tay, máy chơi game video, màn hình máy tính và một số mặt hàng đồ chơi, giày dép và quần áo.

Cổ phiếu của các nhãn hàng bán lẻ như American Eagle, Abercrombie hay Macy’s đều nhỉnh lên đôi chút sau khi thông tin trên được công bố. Giới đầu tư hi vọng điều đó đồng nghĩa với việc các sản phẩm của những hàng này sẽ không bị đánh thuế cho đến cuối năm nay.

Thế nhưng, số liệu mới từ Hiệp hội May Mặc và Giày dép Mỹ (AAFA) cho thấy 91,66% hàng may mặc nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn sẽ chịu khoản áp thuế quan 15%, bắt đầu từ 1-9.

AAFA cũng cho biết 68,4% hàng dệt may tại nhà cùng 52,5% mặt hàng giày dép sẽ chịu số phận tương tự.

92% hàng may mặc Trung Quốc vào Mỹ tăng giá từ 1-9 vì bị áp thêm thuế - Ảnh 2.

Công nhân làm việc tại một xưởng sản xuất hàng may mặc ở Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

"Việc tìm nguồn cung mới cho lượng sản phẩm này đã và sẽ rất khó khăn vì năng lực sản xuất của các quốc gia khác có giới hạn. Ngoài ra, đây còn là vấn đề xây dựng các mối quan hệ làm ăn mới để đảm bảo hàng loạt quy định về chất lượng và lao động", Phó chủ tịch điều hành AAFA, Stephen Lamar, trả lời phỏng vấn của CNBC.

Theo ông Craig Johnson, nhà sáng lập hãng nghiên cứu bán lẻ Customer Growth Partners, đa số các công ty Mỹ đã áp dụng nhiều cách để giảm thiểu số sản phẩm có thể dính áp thuế quan ngày 1-9.

Ví dụ, áo phông có chất liệu chưa đến 70% lụa sẽ chịu đánh thuế sắp tới. Biết được điều này, nhiều doanh nghiệp đã yêu cầu xưởng sản xuất hoàn toàn bằng lụa, ông Johnson kể.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp đã canh thời gian vận chuyển để hàng hóa về cảng sớm hơn hạn chót 1-9. "Thông thường, hàng hóa mùa lễ sẽ không đến trước tháng 9 hoặc tháng 10. Nhưng doanh nghiệp bắt đầu lên kế hoạch cho việc này từ một năm trước. Khắp nơi đã đặt hàng sớm và nhận hàng từ tháng 8", ông Johnson nói.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cảnh báo chi phí mà doanh nghiệp phải chịu vẫn tăng đáng kể, mặc cho các chiến lược né thuế quan của họ.

Mỹ níu áo đòi Bắc Kinh trả nợ 1.000 tỉ USD trái phiếu thời nhà Thanh Mỹ níu áo đòi Bắc Kinh trả nợ 1.000 tỉ USD trái phiếu thời nhà Thanh

TTO - Những trái phiếu đã hàng trăm năm tuổi dưới thời nhà Thanh (1644-1912) của Trung Quốc có thể là công cụ nặng đô kế tiếp để Tổng thống Mỹ Donald Trump gây áp lực với Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên