Chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tại tỉnh Quảng Nam sáng 12-9.
Báo cáo tại hội nghị, ông Đặng Sĩ Dũng - phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - cho biết năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Trong đó tiểu dự án 2 thuộc dự án 4 về hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài đặt mục tiêu tối thiểu 9.500 người lao động thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đào tạo.
Trong đó có khoảng 5.700 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (ít nhất 80% hộ gia đình có người đi làm việc ở nước ngoài sẽ thoát nghèo).
Hỗ trợ khoảng 1.200 người lao động tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận.
Sau gần 4 năm thực hiện chương trình, tính đến hết năm 2024 tổng kinh phí ngân sách nhà nước đã phân bổ thực hiện tiểu dự án 2 là 189 tỉ đồng, trong đó 159 tỉ đồng phân bổ cho 31 địa phương thực hiện.
Đến nay đã có hơn 3.800 lượt người lao động thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được hỗ trợ đào tạo và 5.157 lượt được hỗ trợ làm các thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Giai đoạn 2021-2023 đã có khoảng 118.000 lượt người lao động và thân nhân được tư vấn về đi làm việc ở nước ngoài.
Ngoài ra chính sách hỗ trợ cho vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Ngân hành Chính sách xã hội đã góp phần tạo việc làm cho khoảng 120.000 người lao động, mở ra cơ hội làm việc ở nước ngoài cho người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo và các huyện nghèo.
Đến nay dư nợ cho vay người lao động là các đối tượng chính sách tại huyện nghèo đạt 184 tỉ đồng.
Theo ông, trong những năm gần đây, số lao động đi làm việc ở nước ngoài của cả nước ngày một tăng, tập trung chủ yếu tại các thị trường có thu nhập tốt, ổn định như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, chiếm đến 95% số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài hằng năm.
Ông Dũng đưa ra các giải pháp thời gian tới, trong đó tiếp tục hướng dẫn các địa phương trong việc triển khai thực hiện hỗ trợ người lao động thuộc đối tượng đi làm việc ở nước ngoài, bao gôm chính sách tín dụng, hỗ trợ trực tiếp chi phí xuất cảnh.
Tiếp tục thực hiện đàm phán với phía Hàn Quốc và các tổ chức phi lợi nhận về việc ưu tiên tuyển chọn người lao động thuộc các huyện nghèo, khu vực còn khó khăn đi làm việc tại nước này theo chương trình EPS trong lĩnh vực nông, ngư nghiệp và các chương trình tiếp nhận lao động phi lợi nhuận khác.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận