Thứ 2, ngày 16 tháng 5 năm 2022
'Zero COVID-19' ở Trung Quốc: Một bé tập đi ở Thụy Lệ bị xét nghiệm hơn 70 lần
TTO - Chỉ vài ca COVID-19, thành phố Thụy Lệ đã bị phong tỏa gần 200 ngày trong năm 2021. Báo chí địa phương cho biết một em bé tập đi ở Thụy Lệ bị xét nghiệm hơn 70 lần để kiểm tra COVID-19.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân Thụy Lệ - Ảnh: XINHUA
Báo Canada The Globe and Mail cho biết thành phố Thụy Lệ, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc như một nhà tù của 260.000 cư dân.
Những lời phàn nàn đã nổi lên và lan rộng về chiến lược Không COVID-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc trong bối cảnh các nước trên thế giới đang học cách sống chung với virus.
Chiến lược Không COVID-19 bao gồm các biện pháp tiếp tục đóng cửa biên giới, xét nghiệm hàng loạt để tìm người dương tính và phong tỏa ngay khi chỉ phát hiện một ca nhiễm.
Cái giá và những cay đắng của chiến lược này được người dân Thụy Lệ cảm nhận rõ ràng. Trong lúc nhiều địa phương khác ở Trung Quốc có một năm tương đối bình yên thì với chỉ vài ca COVID-19, thành phố Thụy Lệ đã bị phong tỏa gần 200 ngày trong năm 2021. Không nơi nào phải chịu gánh nặng của chiến lược Không COVID-19 của Trung Quốc như Thụy Lệ.
Theo Hãng tin AFP, thành phố đã ba lần bị phong tỏa diện rộng và cư dân thường xuyên phải làm xét nghiệm hàng loạt. Báo chí địa phương cho biết một em bé tập đi ở Thụy Lệ bị xét nghiệm hơn 70 lần để kiểm tra COVID-19.
Chủ một tiệm kim hoàn cho biết việc kinh doanh của mình bị "đứng hình" do các biện pháp hạn chế chống dịch COVID-19.
Anh Lu, một người làm video, cho biết mình đang không có thu nhập và đang dùng tiền tiết kiệm để trả tiền thuê văn phòng.
"Tôi không thể cầm cự lâu hơn nữa", Lu tâm sự.
Cựu phó thị trưởng Thụy Lệ, ông Dai Rongli cho rằng các biện pháp kiểm soát COVID-19 nghiêm ngặt đang "bóp chết... những dấu hiệu cuối cùng của sự sống" của thành phố và kêu gọi cứu lấy thành phố.
Những dòng viết này của ông nhận được sự đồng cảm và hưởng ứng rộng lớn của người dùng WeChat - mạng xã hội phổ biến tại Trung Quốc.
Một người dân địa phương bình luận: "Chỉ những người trong cuộc mới biết mọi người khốn khổ như thế nào".
Để làm dịu phản ứng dữ dội ngày càng tăng của người dân, chính quyền Thụy Lệ cho biết họ sẽ hỗ trợ cho những ai bị thất nghiệp, không có khả năng trả tiền làm xét nghiệm, rời Thụy Lệ đi kiếm việc làm.
Tuy nhiên, biện pháp này không đủ để xoa dịu những bức xúc bị dồn nén. Những thông điệp đầy tức giận và tuyệt vọng tiếp tục lan truyền trên mạng.
Nhiều cư dân ở Thụy Lệ phải rời bỏ thành phố.
-
TTO - Tiền công đức do người dân khắp nơi cúng Bà Chúa xứ Núi Sam từ 120-150 tỉ đồng/năm. TP Châu Đốc dành 30% cho ban quản trị lăng miếu Núi Sam, còn lại sử dụng vào việc chăm lo an sinh xã hội, giáo dục, phục vụ du lịch của Châu Đốc.
-
TTO - Hiện Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đang chờ phản hồi từ Học viện Khoa học xã hội về luận án tiến sĩ của bà Phan Thị Ngàn (phó khoa thường trực du lịch và Việt Nam học).
-
TTO - Cơ quan thanh tra phát hiện 3 gói thầu mua kit xét nghiệm COVID-19 do các cơ sở y tế tỉnh Sơn La thực hiện đã không tham khảo giá do Bộ Y tế công bố, nên mua với giá "đắt" hơn nhiều địa phương.
-
TTO - Tính đến 10h45 ngày 16-5, đoàn thể thao Việt Nam đã giành được 70 HCV, 46 HCB và 44 HCĐ, bỏ xa đoàn đang đứng thứ 2 là Thái Lan (27 HCV, 24 HCB và 44 HCĐ).
-
TTO - Cơ quan chức năng của huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) đang vào cuộc xác minh làm rõ clip ghi lại cảnh cô giáo một trường mầm non tư thục ở xã Báo Đáp trùm túi nilông đen bịt kín đầu trẻ mẫu giáo và đánh.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận